Tôi lấy lời khuyến khích của cha làm mục tiêu phấn đấu nhưng lớn hơn một chút tôi lại thấy ghét máy ảnh và những chuyến đi. Nguyên nhân bắt nguồn từ những giọt nước mắt của mẹ và tôi nhận ra rằng tuổi thơ tôi luôn thiếu vắng cha bên cạnh,ươnglắmnhữngchuyếnđdiễn biến chính man utd gặp bournemouth chỉ một mẹ một con với biết bao vất vả chất chồng. Cha có khi đi bẵng cả tháng không về nhà và mỗi lần trở về thấy cha như gầy đi, mẹ lại càng xót xa. Nhưng rồi những chuyến đi lại cuốn lấy cha, nhiều lần tôi hờn dỗi thì mẹ lại dỗ dành nói cha chỉ vì công việc.
Cha tôi là nhà báo. Tôi chỉ nghe mẹ nói công việc rất vất vả, phải đi nhiều theo những bài phóng sự điều tra. Từ đó tôi bắt đầu ghét từ nhà báo và ghét luôn những người làm báo vì trong tâm hồn thơ trẻ lúc đó tôi nghĩ đó là nghề không cho cha được ở gần tôi. Tôi lớn lên từng ngày và tần suất cha xa nhà cũng càng nhiều và có lẽ khoảng cách cha con ngày một lớn.
Tôi sẽ mãi ôm lấy suy nghĩ trẻ con nếu không có sự việc xảy ra vào năm tôi học lớp 9. Lần đầu tiên tôi nhận ra sự ích kỷ của mình và thương cha vô hạn. Trong chuyến công tác viết bài phóng sự về cuộc sống thiếu nước của người dân vùng cao, cha bị tai nạn lăn xuống từ ngọn đồi cao lởm chởm đá. Lẽ ra chuyến đi ấy không phải của cha mà của chú đồng nghiệp nhưng vì vợ chú mới sinh em bé nên cha đi thay, thêm vào đó cha rất đam mê nghề, đồng thời cũng muốn kiếm thêm thu nhập để cho tôi có cơ hội được vào ngôi trường cấp ba tốt nhất. Nghe tới đó, sống mũi tôi cay cay và nhận ra cha không vô tâm như tôi nghĩ. Tôi hiểu ra rằng công việc của một nhà báo như cha không hề đơn giản, vất vả với bụi đường, nắng gió, đôi khi còn nguy hiểm đến cả tính mạng để có được một bài phóng sự chân thật, để có thể phanh phui một vụ việc xấu, tiêu cực. Nghề của cha đã từng ngày góp cho đời những câu chuyện kể, vui có, buồn có, gian nan có nhưng tôi biết cha thật sự đam mê với công việc của mình.
Trở về với một chân khập khiễng, vậy mà cha còn có thể cười nói rằng đó là “chiếc huân chương” nghề báo tặng cho cha vì không có hạnh phúc nào không phải đánh đổi. Đến bây giờ tôi không còn thấy ghét nghề làm báo nữa và tôi đã sắm cho mình chiếc máy ảnh nhỏ để thực hiện ước mơ được trải nghiệm những vất vả mà cha tôi và những người làm báo phải đối diện hằng ngày. Tôi còn nợ cha một lời xin lỗi “Con tự hào là con của một nhà báo”.
Nam Phương