Người Việt khi nhìn về Tết,àyTếttrướcđâykhôngcóchuyệnquotdângsaogiảihạtrận giao hữu hôm nay nghĩ về Tết lúc nào cũng rất linh thiêng. Người đi xa nhớ quê nhất là lúc Tết. Người Việt chuẩn bị Tết, ngoài vật chất, còn chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, bàn thờ khang trang, quần áo đẹp.
PGS.TS Lâm Bá Nam |
Phải làm sao để khang trang nhất đón Tết. Xưa, cứ ngày Tết là trẻ con phải có quần áo mới xúng xính ra đường. Sự linh thiêng của nó thể hiện qua sự hồi hộp chờ mong một giai đoạn mới đến với hy vọng về những điều may mắn, tốt đẹp.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Lâm Bá Nam, Trưởng Bộ môn Nhân học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tết vẫn có vị trí rất quan trọng, gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đây là một dạng tôn giáo đặc biệt, nó hiện hữu rất rõ trong ngày Tết. Đó là đạo lý truyền thống của dân tộc ta |
Ông Nam lấy ví dụ nhiều căn nhà ở nông thôn thường đóng cửa, để đấy, không bán vì người dân muốn giữ nơi chốn để trở về, nhất là trong dịp Tết. Tết ngày nay đã biến đổi rất nhiều, nhưng người ta vẫn giữ lại những cái cốt lõi nhất. Đấy chính là tính linh thiêng.
Tết là ngày hướng về tổ tiên. Tết, ai cũng về quê để thắp hương ông bà cha mẹ tổ tiên.Nói về văn hóa Tết, PGS.TS Lâm Bá Nam đưa ra nhận xét thú vị về nhu cầu trở vè cội nguồn của bất cứ người Việt Nam nào.
Nhiều người sinh sống ở nước ngoài đến lúc già cũng muốn về quê, dù quê mình còn lạc hậu, nghèo khổ. Điều này nằm trong tâm thức người Việt không thể bỏ được.
Theo PGS.TS Lâm Bá Nam thì tặng quà ngày Tết cũng khác xưa. Trước đây, người ta coi trọng ý nghĩa tinh thần. Những gì ngon nhất, quý nhất, người ta đem biếu người mình yêu quý, thân thiết. Có thể là cân gạo, quả bưởi, nải chuối…
Nhưng giờ, nét đẹp văn hóa đó đã bị biến tướng nhiều, thậm chí trong chừng mực nào đó, quà Tết nó còn mang tính hối lộ.
“Trước đây mỗi nhà chỉ cần có một cành đào trong vườn, nhưng giờ thành hệ thống dịch vụ. Nào là đào, mai, quất, thanh long, thược dược… thôi thì trăm hoa đua nở. Trong cỗ Tết giờ có đồ tây, rượu tây… để thờ cúng.
Có người mua cả xe tiền vàng âm phủ để thờ cúng. Ngày Tết người ta đến chùa cầu khấn may mắn cho năm mới và sinh ra chuyện giải sao giải hạn. Những cái này trước đây không có, nhưng giờ lại phát triển khủng khiếp.
Đó là nỗi buồn của những nét văn hóa Tết Việt đã bị biến tướng đi. Tết đã trở thành một thứ dịch vụ, bản thân tôi thấy không vui với dịch vụ đó”, PGS.TS Lâm Bá Nam chia sẻ.
“Có những ngày mùng 2-3 Tết tôi vào phố, ở những nơi có chùa chiền thì tắc đường một cách khủng khiếp. Sự đổi thay là bình thường nhưng cần phải có định hướng liên quan đến ứng xử trong ngày Tết của người Việt. Vì qua Tết, nó thể hiện giá trị đạo đức, ứng xử giữa con người với con người. Ngày Tết, người ta dành cho nhau những tình cảm tốt nhất. Tết để cố kết gia đình, mối quan hệ anh em, họ hàng, cộng đồng, xã hội", ông Nam nói.
Theo Chinhphu.vn