【kq vdqg vn】“Một cửa” trong ngành nông nghiệp: Hiệu quả từ sự phối hợp với Hải quan
Hết nỗi ám ảnh 2Mb
Trong các thủ tục ngành nông nghiệp áp dụng theo NSW, “Cấp phép NK phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất và kinh doanh” có lẽ là thủ tục khiến DN ngần ngại hơn cả khi triển khai, có nguyên nhân xuất phát từ hạn mức dung lượng tiếp nhận tài liệu đính kèm tối đa qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia chỉ 2Mb.
Trao đổi với ông phóng viên Báo Hải quan, ông Vũ Việt Hải, chuyên viên Bộ phận một cửa, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết: Các DN NK phân bón chủ yếu tham gia áp dụng NSW kể từ ngày 1-4 trở lại đây khi Cục Trồng trọt chính thức ra thông báo hoàn toàn tiến hành cấp phép theo hồ sơ điện tử, không làm hồ sơ giấy đối với các DN đã tham gia tập huấn. Thông thường, tài liệu đính kèm đối với các bộ hồ sơ khai báo với thủ tục này có dung lượng lên tới 10 Mb, thậm chí 20 Mb. Vì vậy, việc hạn chế ở mức 2Mb không chỉ khiến DN chật vật ở khâu khai báo ban đầu khi phải nén hồ sơ lại mà còn gây khó khăn cho khâu thẩm định của Cục Trồng trọt bởi hồ sơ khó nhìn, không rõ ràng.
Hơn một tháng trở lại đây, Tổ kỹ thuật của Tập đoàn Viettel đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan khắc phục việc cho phép hạn mức dung lượng tiếp nhận tài liệu qua cổng một cửa quốc gia, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước chuyên ngành của đơn vị và DN. Hiện nay, dung lượng tối đa của file đính kèm là 30Mb. Mỗi lần upload được 1 file và không phụ thuộc số lần upload.
Theo ông Hải, động thái này đã giúp tháo gỡ đáng kể “gánh nặng” khi khai báo cũng như xử lý hồ sơ, khiến DN mặn mà hơn với NSW. Cập nhật đến ngày 19-9, Cục Trồng trọt đã tiếp nhận 163 hồ sơ xin “Cấp phép NK phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất và kinh doanh” qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia, trong đó đã cấp được cấp phép điện tử 42 hồ sơ, còn đang giải quyết 121 hồ sơ.
Ngoài phân bón, cấp giấy phép CITES cũng là thủ tục mà nhiều DN từng ngao ngán khi dung lượng file đính kèm trong khai báo hồ sơ chỉ dừng ở mức 2Mb. Ông Nguyễn Trường Thi, nhân viên XNK Công ty TNHH Juno Collection (DN chuyên NK da từ Hàn Quốc qua cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó XK sản phẩm túi xách, ví… đi thị trường Nhật Bản) cho biết: Mỗi tháng, DN phải xin cấp khoảng 40-50 giấy phép CITES. Trước đây, DN đã từng tham gia áp dụng NSW, tuy nhiên vì trục trặc kỹ thuật, trong đó có cả ngần ngại từ việc giới hạn dung lượng kể trên nên cuối cùng DN lại dừng NSW và quay trở về cách làm hồ sơ giấy. “Thông thường, với hồ sơ của DN, file đính kèm phải khoảng 4Mb-5Mb mới là phù hợp. Hiện nay, khi dung lượng tối đa được nâng lên tới 30Mb là khá thoải mái, đáp ứng được nhu cầu”, ông Thi nói.
Nâng cao hơn nữa hệ thống đường truyền
Ngoài khắc phục vấn đề giới hạn dung lượng 2Mb, để ngày càng hoàn thiện hệ thống, tạo thuận lợi cho DN và nâng cao hiệu quả của NSW, thời gian qua, Trung tâm Tin học và Thông kê (Bộ NN&PTNT) đã tiếp tục hoàn thành các yêu cầu kỹ thuật và hạ tầng hệ thống của Bộ NN&PTNT với Cổng thông tin một cửa Quốc gia như: Đầu tư trang thiết bị firewall, hệ thống lưu trữ, trang bị 154 bộ máy tính PC giao cho các đơn vị thí điểm, chuyển đổi mới hạ tầng cũ sang hạ tầng mới và rà soát an toàn thông tin hệ thống. Đến nay, hệ thống server mới chạy ổn định đảm bảo an toàn thông tin và tiếp tục hoàn thiện các yêu cầu nghiệp vụ. Về phía Tổng cục Hải quan cũng đã thay thế đường truyền 10Mb mới từ Cổng thông tin một cửa Quốc gia tới máy chủ của Bộ NN&PTNT.
Đánh giá về những điều này, không ít đại diện DN khá hài lòng. Theo các DN triển khai thủ tục ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chăn nuôi, bảo vệ thực vật, thú y…, khác với trục trặc xảy ra ở những thời điểm đầu áp dụng NSW, hiện nay các lỗi kỹ thuật, đường truyền hầu như được giải quyết. DN khai báo hồ sơ dễ dàng. Quá trình xử lý của cơ quan quản lý cũng nhanh gọn, góp phần giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Liên quan tới vấn đề này, ông Thi cho hay: Mặc dù hiện tại DN vẫn đang làm hồ sơ giấy, song do trụ sở Công ty tại Long An, Văn phòng đại diện của Cơ quan CITES phía Nam lại ở TP.HCM nên mỗi lần làm thủ tục nhân viên DN đều phải chạy đi chạy lại 50km, khá bất tiện. “Là người trực tiếp làm thủ tục, tôi cảm thấy NSW rất tiện lợi, nhiều ưu điểm khi không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp DN làm tốt khâu lưu giữ tư liệu. Hiện nay, khi các vướng mắc về mặt kỹ thuật được tháo gỡ, Công ty sẽ nhanh chóng xem xét việc áp dụng NSW một lần nữa”, ông Thi khẳng định.
Mặc dù hệ thống đường truyền hiện tại đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra, song các DN cũng bày tỏ lo ngại, thời gian tới khi các thủ tục đã triển khai theo NSW được mở rộng ra nhiều địa bàn với số DN tham gia tăng lên hoặc khi có các thủ tục triển khai mới sẽ gây sức ép, dẫn đến quá tải. Do đó, DN mong muốn các đơn vị liên quan, đặc biệt là Tổng cục Hải quan sẽ thường xuyên chú ý giải quyết. Thậm chí, có DN kiến nghị, Tổng cục Hải quan nên mở rộng xây dựng thêm 1-2 đường truyền mới từ Cổng thông tin một cửa Quốc gia đến hệ thống máy chủ của Bộ NN&PTNT mang tính dự phòng, đảm bảo ổn định thông suốt cho việc áp dụng NSW.