您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2

【kq celtic】Nhiều khó khăn trong hút vốn đầu tư tư nhân vào ngành điện

Empire7772025-01-10 10:13:46【Cúp C2】1人已围观

简介“Khơi dòng” hút tư nhân đầu tư vào ngành điệnBộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngàn kq celtic

“Khơi dòng” hút tư nhân đầu tư vào ngành điện
Bộ Công Thương sẽ làm gì để hút tư nhân đầu tư vào ngành điện?ềukhókhăntronghútvốnđầutưtưnhânvàongànhđiệkq celtic
Thêm nhiều “kênh” thu hút nhà đầu tư chứng khoán
Nhiều khó khăn trong hút vốn đầu tư tư nhân vào ngành điện
Quang cảnh hội thảo.

Vốn từ định chế tài chính quốc tế là cần thiết

Tại Hội thảo Huy động vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 24/11, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, đến tháng 8/2020, các dự án nguồn điện độc lập (IPP) đã được đầu tư và vận hành có công suất khoảng 16.400 MW (chiếm 28,3% công suất đặt của toàn hệ thống).

Để bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỉ KWh, ngành điện cần đầu tư với quy mô rất lớn.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD, trong đó cơ cấu giữa nguồn điện và lưới điện là 72/28; giai đoạn 2031 - 2045 là 184,1 tỷ USD và cơ cấu tương ứng là 74/26.

Theo ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, theo tính toán, với quy mô thị trường vốn trong nước hiện nay và trong ít nhất 5 năm tới, dòng vốn nội sinh của nền kinh tế không thể đáp ứng yêu cầu nguồn vốn cho phát triển ngành điện lực.

Từ 2015, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, cửa tiếp cận nguồn vốn ODA được cho là ưu đãi đang khép lại. Vậy nguồn vốn còn lại duy nhất là từ các định chế tài chính quốc tế. Thị trường vốn quốc tế rất lớn, hàng chục ngàn tỷ USD, đủ thỏa mãn nhu cầu vốn của Việt Nam.

“Cũng như các hàng hóa khác, dòng vốn quốc tế có tính cạnh tranh rất cao theo đúng quy luật cung cầu và được vận hành theo những chuẩn mực nhất định, rất chặt chẽ đòi hỏi mọi người tham gia thị trường phải tuân thủ, không có ngoại lệ và được giao dịch theo các mức giá khác nhau. Giá của vốn chủ yếu được xác định bởi mức độ rủi ro của khoản đầu tư, rủi ro cao, chi phí cao và kỳ vọng lợi nhuận cao, và ngược lại”, ông Đông nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, việc thu hút đầu tư tư nhân vào ngành điện nói chung và vào các dự án dự án nguồn điện độc lập (IPP) hiện nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn từ những định chế tài chính, tín dụng quốc tế để đầu tư vào các dự án nguồn phát điện, nhất là các dự án nguồn phát điện độc lập là yêu cầu hết sức cần thiết.

Tuân thủ luật chơi quốc tế

Tuy vậy, để huy động được nguồn vốn quốc tế cho các dự án điện độc lập, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các yêu cầu và luật chơi quốc tế. Đồng thời, dòng vốn quốc tế cho dù rất lớn những sẽ chỉ dịch chuyển về các quốc gia đáp ứng 3 tiêu chí: có quy mô thị trường đủ lớn; khả năng sinh lời ở mức hấp dẫn; và rủi ro thấp.

Theo ông Hiển, với tổng mức đầu tư gần 13-15 tỷ USD/năm, quy mô thị trường Việt Nam là đủ sức hấp dẫn. Để tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro nhằm thu hút được dòng vốn quốc tế, Việt Nam cần coi trọng vai trò của xếp hạng tín nhiệm quốc gia vì thông qua đó sẽ giúp Chính phủ, định chế tài chính và DN khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động vốn.

Một nhiệm vụ rất quan trọng khác là phải phát triển thị trường vốn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại.

“Để tuân thủ luật chơi quốc tế cần phải chuẩn hóa, minh bạch theo thông lệ quốc tế về hợp đồng mua bán điện (PPA) vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chi phí vốn, trong đó cần lưu ý có cơ chế chia sẻ, phân bổ rủi ro hợp lý, tránh chỉ đẩy rủi ro cho các nhà đầu tư”, ông Hiển lưu ý.

Đối với đầu tư phát triển nguồn điện thì đảm bảo doanh thu thường được đưa ra trong Hợp đồng mua bán điện, đây là yếu tố quan trọng về tài chính dự án đối với các dự án điện độc lập.

Vấn đề tiếp theo là cơ chế về giá điện cũng cần đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, từ đó bảo đảm khả năng sinh lời cần thiết để thu hút các dòng vốn quốc tế.

很赞哦!(218)