Theấmquanchứcnhậnquàđắttiềbóng đá 168o quyết định của Chính phủ Nga, công chức được tặng quà phải thông báo cho một ủy ban đặc biệt trong vòng 3 ngày sau khi nhận quà hoặc 3 ngày sau khi trở về từ một chuyến công du nơi người đó được tặng quà.
Sau đó, các nhân viên nhà nước được ủy quyền sẽ định giá món quà. Nếu món quà trị giá dưới 3.000 rúp (khoảng 100 USD) thì được trả lại cho người được tặng, nếu đắt hơn thì được đem bán và số tiền thu được sẽ chuyển vào kho bạc. Tuy nhiên, người được tặng quà vẫn được quyền ưu tiên mua lại món quà nếu thích.
Hoa, giải thưởng, văn phòng phẩm được tặng trong các sự kiện chính thức sẽ không bị đưa vào danh sách quà tặng.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị, Ủy viên Viện cộng đồng LB Nga Sergei Markov (Xéc-gây Mác-cốp), nêu rõ mục đích chính của nghị định trên là đấu tranh chống tham nhũng, để ngăn chặn kế hoạch tham nhũng thông qua những món quà.
Ý tưởng kiểm soát các quan chức Chính phủ Nga nhận quà tặng xuất phát từ kinh nghiệm của nước ngoài. Quan chức Anh không được nhận quà tặng giá trị lớn hơn 250 USD, tuy nhiên họ vẫn có thể nhận món quà này nếu tặng lại món quà gì đó với số tiền tương đương.
Tại Canada, công chức không được nhận quà tặng bằng tiền mặt và nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự. Chính quyền Trung Quốc đã lập danh sách các quà tặng không được phép tặng cho quan chức.
Vi phạm danh sách này được coi là hối lộ và sẽ bị tử hình. Tại Mỹ, các quan chức chính phủ liên bang, bao gồm cả tổng thống, cần phải khai báo và nộp vào kho bạc những quà tặng từ nước ngoài nếu giá trị vượt quá 305 USD. Sau đó, nếu muốn, họ có thể mua lại món quà đó./.
Theo TTXVN