Rà soát cắt giảm thủ tục rườm rà
Chia sẻ với phóng viên TBTCO về công tác cải cách TTHC thuế,àNamDoanhnghiệpđánhgiátíchcựcsựhỗtrợcủacơquanthuếthứ hạng của hạng nhất đan mạch ông Đỗ Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nam cho biết, để công tác thu ngân sách đạt hiệu quả, một trong các giải pháp được đơn vị đẩy mạnh là tăng cường tuyên truyền hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế (NNT); ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế nhằm tạo thuận lợi nhất cho DN thực hiện các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước (NSNN).
Cục Thuế Hà Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế. Ảnh: Tuấn Nguyễn |
Cùng với đó, đơn vị thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn thực hiện rà soát tình hình sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của DN nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh; cùng với đó, đơn vị đã tham mưu, đề xuất kịp thời với UBND tỉnh trong công tác điều hành thu NSNN, xử lý quyết liệt đối với một số đơn vị nợ đọng.
Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; thực hiện các quyết định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, theo đó, Cục Thuế Hà Nam đã chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành để giải quyết kịp thời kiến nghị của DN nhằm tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thực hiện khảo sát ý kiến NNT để nâng cao chất lượng công tác hỗ trợ, góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý thuế trên địa bàn.
“Cụ thể, trong công tác cải cách, đơn giản hóa và kiểm soát TTHC, chúng tôi thường xuyên yêu cầu các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt việc niêm yết công khai và thực hiện kiểm soát các TTHC theo đúng tinh thần chỉ đạo; không ban hành các thủ tục ngoài quy định; đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo quy định. Vì vậy, công tác công khai, tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Cục Thuế Hà Nam đã được các Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh và Tổng cục Thuế đánh giá thực hiện đúng quy định, đạt hiệu quả cao” – ông Nam nói.
100% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử
Cùng với việc đơn giản hóa TTHC, Cục Thuế Hà Nam cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án hiện đại hoá công tác quản lý thuế như: nộp thuế điện tử, kê khai thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử, ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). Cụ thể, đến nay, Cục Thuế Hà Nam đã triển khai thành công hệ thống dịch vụ thuế điện tử - eTax thay thế hệ thống khai thuế điện tử (iHTKK), nộp thuế điện tử cho NNT trên toàn địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, Cục Thuế Hà Nam cũng thường xuyên duy trì hệ thống máy chủ, hệ thống hạ tầng truyền thông hoạt động ổn định, an toàn; khắc phục các lỗi, sự cố phát sinh; nâng cấp kịp thời theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Đến nay, hệ thống ứng dụng CNTT trong nội bộ ngành được đảm bảo vận hành an toàn, ổn định, hoạt động hiệu quả, kết nối thông suốt đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý thuế và quản lý nội ngành.
Trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị đối thoại chính sách thuế do Cục Thuế Hà Nam tổ chức, đại diện Công ty CP Xây dựng Thanh Liêm cho biết, việc thực hiện nghĩa vụ thuế chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay. Từ kê khai thuế đến nộp thuế đến nay đều được thực hiện bằng các phương thức điện tử. Nếu còn vướng mắc, DN chỉ cần gọi điện cho cơ quan thuế là DN nhận được hỗ trợ, cùng với đó, cơ quan thuế cũng gửi hướng dẫn vào hòm thư điện tử cho DN, không giống như trước, DN phải đến tận cơ quan thuế để nhờ hỗ trợ rất mất thời gian và tốn kém chi phí.
Trao đổi với phóng viên tại Hội nghị tập huấn về giao dịch liên kết cho DN có vốn đầu tư nước ngoài do Cục Thuế Hà Nam tổ chức, đại diện Công ty Fuji Electric Việt Nam (Hà Nam) cho biết, khi đầu tư xây dựng nhà máy vào Hà Nam, chúng tôi xác định sẽ có nhiều khó khăn, thách thức.
Tuy nhiên, các cấp chính quyền tỉnh Hà Nam đã thực hiện khá tốt 10 cam kết với DN đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, trong việc thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước, hầu hết các thủ tục thuế đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính, các ứng dụng phần mềm…, đã tạo được sự minh bạch trong hoạt động của DN cũng như công tác quản lý của các cấp chính quyền, qua đó tạo sự an tâm, ổn định cho DN trong sản xuất kinh doanh./.
Văn Tuấn