Ngày 11/9,ànhcôngtừkếtnốitiêuthụnôngsảnTPHồChítỷ số costa rica Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức diễn đàn trực tuyến "Thúc đẩy kết nối cung cầu nông sản và thực phẩm tươi sống cho TP. Hồ Chí Minh".
Thành công từ ứng dụng công nghệ thông tin và sáng kiến gói combo
Tại diễn đàn, ông Trần Minh Hải - Giám đốc Trung tâm kinh tế hợp tác - Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II,cho biết, từ lúc Tổ công tác 970 đi vào hoạt động đến nay đã có hơn 1.430 đầu mối kết nối nông sản. Đó là các hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp sơ chế, chế biến, cơ sở sản xuất tư nhân nhỏ có năng lực thu gom, vận chuyển.
Theo ông Hải, thành công này còn đến một phần từ việc ứng dụng công nghệ thông tin, đưa sản lượng, giá cả, thời điểm thu hoạch, khả năng vận chuyển. Dựa vào đây, người mua và người bán đều có thông tin, trực tiếp liên hệ với nhau. Cụ thể là trang htx.cooplink.com.vn.
Ông Hải cho biết thêm, sáng kiến về gói combo của Tổ công tác 970 được xã hội chấp nhận, đánh giá cao. Đây là mô hình mới ở Việt Nam, được người dân, hệ thống phân phối chấp nhận. Gói combo gồm 5 loại, tổng trọng lượng 10 kg. Người dân mua một lần, sử dụng được 3 - 5 ngày, hạn chế phải tiếp xúc với người”. Một ngày, doanh thu đặt hàng từ gói combo là 1 tỷ đến 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới giao được 20 - 30% gói combo cho các đơn vị do khó khăn về đi lại.
Sang giai đoạn 2, Tổ công tác 970 sẽ mở rộng, đưa số liệu trực tiếp từ nhà cung cấp đến các điểm đặt hàng để hai bên tự thương lượng điểm giao hàng. Nếu từ 100 đến 200 combo trở lên, thì chỉ 1 - 2 ngày sau hàng sẽ đến TP. Hồ Chí Minh. Các tỉnh cũng đang hình thành nhiều gói combo, từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng, có cả thịt, trứng sữa, thậm chí cả thủy sản.
Trong điều kiện phòng chống Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh như hiện nay, sự đa dạng của các nhóm ngành hàng đã giúp ổn định nguồn hàng cho thành phố. Đó là rau củ 257 đầu mối, trái cây 224 đầu mối, thủy hải sản - chăn nuôi 345 đầu mối, lương thực 44 đầu mối, các mặt hàng khác 41 đầu mối.
Sáng kiến nữa của Tổ công tác 970, đó là xe bán hàng lưu động từ tỉnh lên TP. Hồ Chí Minh. "Chúng tôi đã thử nghiệm, chọn ra 3 - 4 địa điểm, hẹn khung thời gian. Tỉnh chào hàng combo từ 2 - 3 ngày trước, công bố cho phường, quận trên thành phố. Việc này là bán hàng trực tiếp từ trang trại lên, không qua trung gian, chi phí vận hành thấp, giá bán cũng “nhẹ” hơn. Mô hình này đang được nhân rộng" - ông Hải nói.
Không "bán phá giá" nông sản để cạnh tranh
Kết luận tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác 970, nhấn mạnh: “Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, các gói combo chỉ đủ lấy thu bù chi, lợi nhuận của nông dân thấp. Vì vậy, các tỉnh không nên cạnh tranh để giành thị phần.
“Đừng cạnh tranh với các tỉnh khác bằng hạ giá nông sản để bán phá giá. Đừng thấy khoai lang tỉnh khác bán 100.000 đồng mà mình hạ xuống 70.000 - 80.000 đồng. Nông sản phải tính theo giá thành, tính các chi phí và cố gắng nâng giá trị bằng thương hiệu, bao bì, mẫu mã, đừng hạ giá làm mất giá trị sản phẩm” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.
Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Hồ Chí Minh Đinh Minh Hiệp khẳng định, diễn đàn trực tuyến thúc đẩy kết nối cung cầu thực phẩm tươi sống cho TP. Hồ Chí Minh trong tình hình thực hiện giãn cách phòng chống Covid-19 đã góp sức nhiều cho TP. Hồ Chí Minh trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nông sản đang rất căng thẳng tại địa bàn thành phố.
Đối với các sở NN&PTNT, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng đề nghị tiếp tục duy trì tổ phát triển thị trường hay tổ kết nối nông sản, để gắn kết thông tin với bộ, với doanh nghiệp. "Tư duy bán hàng phải cụ thể, rành mạch, hàng hóa ở đâu, cung cấp thế nào là phải nắm được" - Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất, sau 15/9, TP. Hồ Chí Minh có nhiều kế hoạch, từng bước mở rộng thị trường, đảm bảo an toàn y tế. Vì vậy nên có diễn đàn trực tuyến để kết nối chợ Bình Điền với các địa phương.
Khánh Linh