Cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil cuối cùng đã buộc bà Dilma Rousseff phải rời khỏi ngôi vị tổng thống để ông Michel Temer lên làm Tổng thống Brazil tạm thời trong thời gian tiến hành phiên luận tội bà ở Thượng viện. Theơhộigầnnhưkhplạlịch bóng dá anho giới phân tích, cơ hội để bà Dilma Rousseff quay trở lại ngôi vị tổng thống là điều khó xảy ra.
Bà Dilma Rousseff. Nguồn: EPA/TTXVN
Cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Brazil được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử nước này và nền kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này cũng đang trải qua suy thoái lớn nhất kể từ năm 1930 đến nay.
Sau khi Thượng viện bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội, đồng nghĩa với việc tạm thời đình chỉ chức tổng thống của bà Dilma Rousseff, toàn bộ nội các của bà bị giải tán, ông Michel Temer là Phó Tổng thống đã lên thay bà Dilma Rousseff làm Tổng thống Brazil lâm thời.
Bà Dilma Rousseff tạm thời bị đình chỉ chức tổng thống trong vòng 6 tháng để chờ phán quyết cuối cùng của phiên luận tội đối với bà do có liên quan đến những cáo buộc vi phạm các quy định về tài chính, ngân sách. Sau 6 tháng nữa, Thượng viện Brazil sẽ lại nhóm họp dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa án Tối cao liên bang Ricardo Lewandoswki và bỏ phiếu lần nữa để xem xét có chính thức bãi nhiệm Tổng thống Dilma Rousseff hay không. Khi tiến hành bỏ phiếu lần này, nếu có ít nhất 2/3 nghị sĩ tương đương với 54 trong tổng số 81 ghế tại Thượng viện bỏ phiếu thông qua thì bà Dilma Rousseff mới bị bãi nhiệm, khi đó ông Michel Temer mới chính thức đảm nhiệm chức tổng thống.
Sau khi lên làm Tổng thống lâm thời Brazil, ông Michel Temer đã thành lập nội các mới và kêu gọi các đảng chính trị, lãnh đạo, tổ chức và người dân đoàn kết để khôi phục đất nước. Ông Temer bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay với tình trạng suy thoái nghiêm trọng, bất ổn định chính trị và bê bối tham nhũng.
Trước những diễn biến nhanh chóng trên chính trường Brazil, người phát ngôn Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến tại Brazil, đồng thời kêu gọi các bên bình tĩnh và thúc đẩy đối thoại. Người phát ngôn của Chính phủ Mỹ Josh Earnest khẳng định Mỹ sẽ tôn trọng các thể chế, những truyền thống và các thủ tục của chính phủ, đồng thời bày tỏ tin tưởng Brazil sẽ sớm vượt qua cuộc khủng hoảng. Trong khi đó, nước láng giềng Venezuela cho rằng, những gì đang diễn ra đối với bà Dilma Rousseff là một cuộc đảo chính và một cuộc tấn công vào người đứng đầu nhà nước.
Đối với bà Dilma Rousseff, bà tố cáo những gì đang diễn ra tại Brazil là một cuộc đảo chính và khẳng định sẽ chiến đấu đến cùng bằng mọi thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh sự vô tội của mình. Bà cảnh báo những thành tựu xã hội mà Brazil đã đạt được trong suốt 13 năm cầm quyền của Đảng Lao động (PT) như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được tiếp cận dịch vụ y tế và nhà ở của người dân đang bị đe dọa. Bà Dilma Rousseff nhấn mạnh: “Tình hình hiện nay là một tổng thống được 54 triệu người bầu ra bị truất quyền. Tôi muốn nói với những người bỏ phiếu cho tôi rằng, đây là thời điểm mang tính quyết định đối với nền dân chủ Brazil và cho tương lai của đất nước. Tiến trình luận tội này không chỉ nhằm vào cá nhân tôi mà nhằm vào cuộc bỏ phiếu mà tôi đã chiến thắng, vào chủ quyền tự quyết và ý chí nguyện vọng của người dân Brazil cũng như Hiến pháp”.
Việc bà Dilma Rousseff bị truất quyền tổng thống được cho là diễn biến nhanh chóng trên chính trường Brazil và đối với Đảng Lao động (PT) của bà. Việc trở lại ngôi vị tổng thống của bà là điều hết sức khó khăn. Cuộc khủng hoảng chính trị tại Brazil sẽ còn tiếp diễn…
TRUNG HƯNG tổng hợp