您现在的位置是:Empire777 > La liga

【nhận định bóng da】Phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử

Empire7772025-01-11 00:34:10【La liga】0人已围观

简介(CMO) Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ nói chung, Cà Mau nhận định bóng da

Báo Cà Mau(CMO) Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ nói chung, Cà Mau nói riêng. Đờn ca tài tử được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ nhạc cung đình Huế, qua quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá và chịu ảnh hưởng của các làn điệu âm nhạc dân gian miền Trung và Nam Bộ.

Di sản văn hoá nhân loại

Quá trình lưu truyền và sáng tạo trong đời sống dân gian dọc dài miền Trung đi về cuối đất, các bài bản của đờn ca tài tử được cải biên liên tục, từ 72 bài nhạc cổ, trong đó đặc biệt là 20 bài bản tổ (bài gốc) được thể hiện qua 4 điệu thức: Nam, Bắc, Hạ, Oán. Trong đó, điệu Nam có 3 bài diễn tả sự an nhàn, thanh thoát; điệu Bắc có 6 bài diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng; điệu Hạ có 7 bài có tính trang nghiêm, thường sử dụng trong các dịp tế lễ; điệu Oán có 4 bài diễn tả tâm trạng đau buồn, chia ly, tiễn biệt… Dân gian thường nói gọn bằng một câu: “ba Nam, sáu Bắc, bảy bài (Hạ) và tứ Oán”.

Huyện Cái Nước là một trong những huyện có phong trào đờn ca tài tử phát triển mạnh của tỉnh Cà Mau. Ảnh: Phòng Văn hoá huyện Cái Nước cung cấp

Đờn ca tài tử đã đi vào đời sống tinh thần của cư dân Cà Mau từ hàng trăm năm qua và trở nên phổ biến đến nỗi hầu hết mọi người đều thuộc lòng ít nhất một vài bài để ca hát, giao lưu trong những dịp tiệc tùng, đám cưới, đám gả, đám cúng cơm, lễ hội, ngày Tết… ở thôn quê.

Chơi tài tử là cách chơi không phân biệt sang hèn, giai cấp. Đờn ca tài tử có thể diễn ra trên mâm nhậu, trên bàn tiệc hoặc ngồi bên bờ sông, bờ ruộng, có khi đang lênh đênh trên một chiếc xuồng xuôi ngược mưu sinh miền sông nước. Nhạc cụ để diễn tấu trong đờn ca tài tử cũng đa dạng, có đàn tranh, đờn kìm, đàn cò, đàn tam, đàn sến, độc huyền, đàn tỳ bà, song loan, sáo… sau này có thêm đàn ghi-ta phím lõm, hạ huy cầm…

Vào ngày 5/12/2013, tại phiên họp lần thứ VIII của UNESCO tổ chức tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan, nghệ thuật đờn ca tài tử đã được công nhận là “Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. Đây là sự khẳng định chắc chắn về giá trị quốc tế của loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở 21 tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau.

Sâu rộng phong trào đờn ca tài tử

Việc thực hành đờn ca tài tử trong đời sống dân gian ngoài giá trị nghệ thuật còn mang giá trị cố kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong lao động và sản xuất, là chất liệu kết nối giữa người với người, là gia vị cho đời sống tinh thần thêm phong phú.

Sinh hoạt đờn ca tài tử hiện nay được tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ. Theo số liệu thống kê mới nhất, toàn tỉnh Cà Mau có 594 câu lạc bộ đờn ca tài tử từ cấp tỉnh đến huyện, xã, ấp, khóm. Có những câu lạc bộ được tổ chức tại các cơ quan, đơn vị, khu du lịch… với hình thức sinh hoạt định kỳ hằng tuần, hằng tháng. Câu lạc bộ đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hoá tỉnh được thành lập và duy trì hoạt động hơn 10 năm nay với lịch sinh hoạt vào những ngày cuối tuần, có lúc tổ chức sinh hoạt đến 3 kỳ trong một tuần, thu hút đông đảo các thành viên và người dân TP Cà Mau đến sinh hoạt, giao lưu.

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Phú Hưng, huyện Cái Nước mới được thành lập hơn một năm nay nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân trong xã. Nhờ có địa điểm ổn định là Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã, hằng tuần các thành viên câu lạc bộ và những người yêu thích đờn ca tài tử không hẹn mà tự tìm đến để ca hát, giao lưu. Đặc biệt hơn, từ các buổi sinh hoạt, giao lưu đờn ca tài tử đã phát hiện được nhiều tay đàn, giọng ca có triển vọng để giới thiệu tham gia các cuộc thi đờn ca tài tử cấp huyện và cấp tỉnh. Câu lạc bộ còn thường xuyên giới thiệu những thành viên “có nghề” đi phục vụ đờn ca tại các đám cưới, đám gả, đám giỗ, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng… trên địa bàn trong và ngoài xã, tạo thêm nguồn thu nhập cho các thành viên.

Từ tháng 9/2015, UBND tỉnh Cà Mau có quyết định phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015-2020”. Để triển khai thực hiện đề án, ngành văn hoá - thể thao và du lịch Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh về giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử. Khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử, bên cạnh đó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ và nghệ nhân có điều kiện phát triển, trau dồi kỹ năng, từng bước nâng cao chất lượng của phong trào đờn ca tài tử tại các địa phương trong tỉnh, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của Nhân dân.

Trong năm 2017, nhiều hoạt động đã được triển khai, trong đó có việc xét chọn, công nhận nghệ nhân tiêu biểu, câu lạc bộ đờn ca tài tử tiêu biểu bằng cách tiến hành bình chọn từ cơ sở, mỗi huyện chọn và giới thiệu từ 3-5 tài tử đờn, tài tử ca có nhiều hoạt động đóng góp, có thành tích xuất sắc đối với nghệ thuật đờn ca tài tử để đề nghị công nhận, tạo điều kiện cho việc xét chọn nghệ nhân ưu tú sau này.

Công tác củng cố và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ đờn ca tài tử cũng được các ngành, các cấp, các địa phương quan tâm cùng với đầu tư các trang thiết bị âm thanh, nhạc cụ cho các câu lạc bộ ở địa phương đủ điều kiện sinh hoạt.

Để chăm bồi và phát triển lực lượng tham gia phong trào đờn ca tài tử ở địa phương, ngành văn hoá - thể thao và du lịch tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng đờn ca tài tử với nội dung hướng dẫn thực hành các điệu thức, bài bản thông dụng như: Tứ đại, Giang nam, Văn thiên tường, Trường tương tư, Xàng xê, Ngũ đối hạ… và các bài vọng cổ nhịp 16, nhịp 32. Các lớp tập huấn được tổ chức tại địa phương đã thu hút đông đảo những người có năng khiếu và yêu thích đờn ca tài tử tham gia.

Việc sưu tầm và trưng bày các hiện vật, tài liệu, hình ảnh về hoạt động đờn ca tài tử của địa phương cũng được thực hiện. Nhiều hiện vật như đàn kìm, đàn bầu, đàn ghi-ta phím lõm, song loan… được các nghệ nhân sử dụng trong thời chiến và trong thời bình đã được sưu tầm lưu giữ, cùng với những hình ảnh sinh hoạt đờn ca tài tử qua nhiều thời kỳ được tập hợp và tổ chức trưng bày phục vụ người dân đến tham quan.

Theo kế hoạch của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, từ nay đến cuối năm 2017 sẽ tổ chức các hoạt động phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phổ biến các bài bản chính thức của đờn ca tài tử (20 bài bản Tổ), tổ chức giao lưu đờn ca tài tử giữa các xã theo hình thức liên hoan… Các hoạt động sẽ được triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở nhằm cụ thể hoá việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử tại địa phương./.

Huỳnh Thăng

很赞哦!(9)