【keonhacais】Bước ngoặt đổi mới

Năm 2015 được xem là năm bước ngoặt quan trọng của ngành y tế tỉnh. Hệ thống cơ sở vật chất trạm y tế xã,ướcngoặtđổimớkeonhacais phường, thị trấn được quan tâm đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, ngành cũng mạnh dạn đổi mới tổ chức mô hình y tế tuyến huyện, thị, thành phố nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tiêm vắc-xin cho trẻ ở Trạm Y tế xã Hòa Mỹ.

Khi những bản tình ca mùa xuân cất lên rộn rã khắp ở đầu làng cuối xóm, ngoài ngõ mai vàng đã hé nụ trên cành, cơn gió mùa xuân đưa chúng tôi về với những trạm y tế mới của huyện Phụng Hiệp. Năm nay, cán bộ, nhân viên y tế ở đây đón tết phấn khởi lắm. Chính vì được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và mạnh thường quân đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng trạm y tế mới. Với cơ sở khang trang đã mở ra chân trời mới cho sự phát triển của tuyến y tế cơ sở trong năm mới.

Đột phá đầu tư cơ sở vật chất

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm Trạm Y tế xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp. Bước vào chiếc cổng cao và rộng, đi qua khoảng sân, chúng tôi được cán bộ ở đây tiếp đón.

Phó Trạm Y tế xã Tân Bình Võ Thị Bé Thủy đưa chúng tôi đi một vòng thăm các phòng khác. Vừa đi chị vừa nói ví như “hướng dẫn viên du lịch”. Những căn phòng nho nhỏ nhưng rất sạch sẽ, tươm tất, sáng sủa. Chị Bé Thủy bảo: “Cơ sở như thế này là mơ ước của mọi người lâu rồi. Không chỉ có cán bộ, nhân viên ở đây mừng mà người dân cũng phấn khởi khi được chăm sóc sức khỏe trong điều kiện tốt hơn. Trạm được đầu tư xây mới hoàn toàn với kinh phí gần 6 tỉ đồng do Ngân hàng Vietinbank tài trợ. Sau 4 tháng hoạt động ở cơ sở mới, chỉ số thu hút bệnh nhân của trạm đã tăng dần”. Về đến căn phòng tiếp khách, ngó lên bảng ghi chép của trạm quả thật số lượt khám bệnh hàng tháng đã tăng gần 100 cas so với khoảng thời gian trước.

Có thể nói, đây là mùa xuân khó quên của tập thể cán bộ, nhân viên trạm. Bởi vì, lần đầu tiên mọi người được đón tết trong cơ ngơi khang trang như thế này. Trước khi về cơ sở mới, trạm còn ở chỗ gần cầu Ba Láng, phòng ốc xập xệ, khó khăn đủ bề. Anh Ngô Văn Phước, cán bộ phụ trách công tác phòng, chống dịch chủ động của trạm, kể: “Hồi trước, mỗi lần trời mưa, nước ngập là mọi người phải kê dụng cụ lên. Tủ lạnh phải khiêng kê lên mấy cái ghế, nước rút lại khiêng xuống. Lúc đó, bệnh nhân đến khám bệnh cũng phải vo quần lội nước. Tuy nhiên, hoạt động khám, chữa bệnh vẫn được duy trì”. Do trạm nằm ngay dưới chân cầu, mưa lớn nước cứ ào ào đổ xuống, đường vào trạm lại nhỏ, nước thoát không kịp. Sau cơn mưa, nước rút đi để lại lớp sình bùn dưới nền gạch, mọi người lại cùng nhau quét dọn, lau chùi. Chuyện cũ tuy vất vả, nhưng người kể thì vui phơi phới vì bây giờ có “nhà mới” khỏe hơn rồi.

Cách đó chỉ vài cây số, Trạm Y tế xã Hòa Mỹ (huyện Phụng Hiệp) cũng được xây dựng mới với số tiền trên 4 tỉ đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng hồi tháng 9. Y sĩ Lê Kim Hồng, Trưởng Trạm Y tế xã Hòa Mỹ, cho biết: “Trụ sở ở gần chợ, ngay ngã tư sông, là trung tâm của các ấp, có bác sĩ làm việc nên người dân đến khám bệnh cũng nhiều hơn so với các trạm khác. Cơ sở được xây mới, mọi hoạt động của đơn vị được triển khai thuận lợi hơn. Nhất là khi tổ chức tiêm chủng hàng tháng, gia đình đưa trẻ đến tiêm ngừa đỡ vất vả vì không phải chen chúc như trước. Tết năm nay, tổ chức tiêm chủng cho các bé cũng phấn khởi hơn vì có chỗ có nơi ngồi chờ đàng hoàng cho gia đình trẻ. Một số phòng mới được bố trí như phòng vô trùng, phòng truyền thông giáo dục sức khỏe, trước đó phải lồng ghép với các phòng khác”. Cán bộ, nhân viên trạm y tế có năm phải tiêm chủng cho trẻ ngay vào những ngày nghỉ tết.

May mắn khi tôi đến đây ngay dịp cán bộ y tế đang tiêm vắc-xin cho các bé. Cha mẹ thì ngồi ghế đợi còn mấy em nhỏ chạy tới lui pha trò. Tỏ vẻ hài lòng, chị Nguyễn Thị Thủy, ở ấp Thạnh Mỹ C, nói một mạch: “Mấy cháu thì có chỗ chạy chơi, còn tụi tui chờ đợi đỡ vất vả hơn. Chỗ nơi rộng rãi thì ngồi đợi 30 phút sau tiêm vắc-xin thấy thời gian cũng trôi qua nhanh. Hồi trước chật chội, chen chúc nhau, bé này la, cháu kia khóc”. Tính ra cũng đã hơn chục lần chị Thủy ngồi đợi như thế này.

Không chỉ là Trạm Y tế xã Tân Bình, Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, còn nhiều trạm khác được đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây mới, như: Trạm Y tế Phương Bình, Hòa An, Bình Thành, Long Thạnh, Phụng Hiệp,… Sự thay đổi ở các trạm khiến những người thường xuyên gắn bó ở huyện còn thấy ngỡ ngàng. Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Chỉ hai năm trước thôi, hầu hết các trạm y tế còn lèo tèo, cơ sở cũ kỹ. Cán bộ làm việc hay người bệnh đến đây cũng không thấy thoải mái. Trên địa bàn huyện có 15 trạm y tế, từ năm 2014 đến nay, đã được khởi công xây dựng hết. Đa số các trạm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự kiến đến Tết Nguyên đán sẽ hoàn thành các trạm còn lại. Cơ sở y tế thì phải khang trang, sạch sẽ mới đảm bảo chăm sóc tốt cho bệnh nhân”. Hầu hết các trạm đều quan tâm xây dựng vườn thuốc nam, trong đó, một số trạm quan tâm trồng cây xanh để tạo môi trường thân thiện. Nhờ được quan tâm đầu tư, hệ thống cơ sở y tế huyện thuần nông như Phụng Hiệp đã thay da đổi thịt, đây là chiếc áo mới rực rỡ để các trạm đón chào năm mới.

Hiệu quả mô hình mới

Mùa xuân năm nay về với mô hình y tế mới của tỉnh, chúng tôi lại chợt nhớ về mùa xuân năm trước. Trong thời khắc mọi người tất bật chuẩn bị đón xuân thì ngành y tế đang chạy nước rút hoàn tất các thủ tục để có thể khởi động mô hình y tế mới vào đầu năm mới. Với sự nỗ lực ấy, đầu năm 2015, mô hình sáp nhập trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành đã được triển khai thí điểm ở huyện Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy. Sau gần một năm “thử nghiệm” tại hai đơn vị, những ưu điểm của mô hình đã được công nhận. Thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ cũng mới áp dụng mô hình này.

Trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, khẳng định: “Hiệu quả thấy rõ nhất là triển khai công tác khám, chữa bệnh ở trung tâm và cả ở tuyến y tế xã, phường. Đặc biệt, nguồn nhân lực bác sĩ gom về một mối rất thuận tiện trong điều hành và đẩy mạnh đào tạo ở đơn vị. Như để minh chứng cho nhận định của mình, bác sĩ Huân giới thiệu chúng tôi gặp một bác sĩ vừa được đưa đi đào tạo kỹ thuật cao của trung tâm. Đó là bác sĩ Nguyễn Thanh Nguyên, Khoa Răng - Hàm - Mặt, vừa học xong kỹ thuật nhổ răng khó và đang triển khai ở bệnh viện. Bác sĩ Nguyên chia sẻ: “Ban giám đốc quan tâm tạo điều kiện cho tôi học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tôi mừng lắm. Không chỉ được đi học, khoa còn được đầu tư thiết bị nên chúng tôi mạnh dạn triển khai. Trước đây, hầu hết các răng khó đều chuyển tuyến hết”. Kỹ thuật nhổ răng khó được triển khai góp phần giảm chuyển tuyến, hạn chế tốn kém chi phí điều trị bệnh, đi lại cho bệnh nhân.

Năm qua, trung tâm đã đưa đi đào tạo 7 cán bộ sau đại học, trong đó đào tạo 1 bác sĩ chuyên khoa 2, 1 thạc sĩ, 5 bác sĩ chuyên khoa 1. Đào tạo ngắn hạn (3-6 tháng) cho 60 viên chức với các lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, gây mê hồi sức, ngoại, chuyên khoa tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, tại các Trường Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Y Dược Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Câu chuyện ở Trạm Y tế xã Tân Thành càng làm chúng tôi thấy được hiệu quả nổi bật của mô hình mới. Cán bộ y tế ở trạm có vẻ hài lòng khi chỉ có duy nhất một đầu mối chỉ đạo ngành. Thay vì trước đây phải chịu áp lực chỉ đạo từ ba đơn vị. Điều đáng phấn khởi là từ sau khi nhập lại thành “một” thì trạm y tế được quan tâm hơn nâng cao chuyên môn, nhất là cấp cứu ban đầu. Chính bác sĩ Nguyễn Hoàng Khiêm, Trưởng Trạm Y tế xã, đã được thực tập, học hỏi, rút kinh nghiệm tại hệ điều trị của trung tâm 3 tháng. “Tiếp xúc với bệnh nhân và nắm được những triệu chứng thường gặp đã giúp tôi nâng cao khả năng chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, trạm còn được đầu tư bình ôxy để cấp cứu cho bệnh nhân. Ở trạm là tuyến đầu, dù không đủ điều kiện chữa khỏi cho bệnh nhân, nhưng cấp cứu ban đầu khi đợi chuyển viện cũng rất quan trọng”, bác sĩ Khiêm cho biết.

Việc sáp nhập cũng tạo điều kiện về nhân lực bác sĩ để Trung tâm Y tế huyện Châu Thành A phục vụ công tác khám, chữa bệnh. Nếu như trước khi sáp nhập, Bệnh viện Đa khoa huyện Châu Thành A có 14 bác sĩ thì sau khi sáp nhập, Trung tâm Y tế huyện có 25 bác sĩ. Ông Đỗ Phát Hưng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, nhận định: ”Việc thành lập trung tâm y tế huyện được đánh giá là bước đầu khá phù hợp với tình hình, nhu cầu phát triển của xã hội, phát huy được nguồn bác sĩ phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mô hình tổ chức quản lý mới đã khắc phục được những hạn chế trong hoạt động của mô hình tổ chức quản lý về y tế cũ. Đồng thời, đảm bảo cho việc quản lý về lĩnh vực y tế tuyến cơ sở được đồng bộ, thống nhất, thông suốt và tránh chồng chéo trong việc quản lý các trạm y tế xã. Qua đó, làm giảm được gánh nặng về sự chỉ đạo cho y tế xã.

Những ưu điểm nổi trội của mô hình y tế mới đã được khẳng định, tuy nhiên, sau khi thí điểm tại hai đơn vị thị xã Ngã Bảy và huyện Châu Thành A, cho thấy việc sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào mô hình này chưa mang lại hiệu quả cao. Ngành y tế tỉnh đã lựa chọn mô hình 2 chức năng: khám, chữa bệnh và y tế dự phòng để nhân rộng thống nhất 8/8 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Trong bối cảnh yêu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tăng cao, đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển của mạng lưới y tế cơ sở. Tuy nhiên, với những cơ sở và mô hình y tế mới cùng sự nỗ lực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành, dự báo trong năm Bính Thân 2016 sẽ là năm đánh dấu một bước phát triển mới của ngành y tế tỉnh nhà.

Thực hiện Kế hoạch số 38/KH-UBND của UBND tỉnh về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế, trọng tâm là y tế tuyến cơ sở, đã triển khai xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 47 trạm y tế và 2 dự án thiết bị với tổng mức đầu tư trên 230 tỉ đồng. Tất cả 8 huyện, thị, thành phố đều được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các trạm y tế. Đến nay, đã hoàn thành 37 trạm y tế và còn 10 trạm dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2016.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM