Rác thải nhựa không đủ điều kiện nhập khẩu do lực lượng Hải quan phát hiện,Đềxuấtloạimãphếliệukhỏidanhmụcđượcnhậpkhẩtin chuyen nhuong moi nhat mu bắt giữ tại cảng Hải Phòng năm 2018. Ảnh: Ngọc Linh. |
Loại bỏ một số loại phế liệu nhập khẩu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ TN&MT đã tiến hành rà soát, sửa đổi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.
Báo cáo tại cuộc họp, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trên cơ sở rà soát, nghiên cứu các tài liệu trong nước, quốc tế liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, Bộ TN&MT đề xuất loại bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg, bao gồm: Loại bỏ 3 loại phế liệu (tương ứng với 03 mã HS): thạch cao, tơ tằm và các nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử; 07 mã HS thuộc nhóm phế liệu kim loại màu, bao gồm: Vonfram, Molypden, Magie, Titan, Zircon, Antimon, Crom; 01 loại phế liệu là thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại; 02 mã HS thuộc nhóm phế liệu nhựa, bao gồm: Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng (mã HS 3915.20.10); Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
Do đây là các loại nhựa phế liệu mà một số tài liệu quốc tế đánh giá là ít có khả năng tái chế, tỷ lệ tái chế không cao, hiệu quả tái chế thấp, phế liệu nhựa chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại nên có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt (ống hút, hộp sữa chua, bao bì xốp đựng thức ăn).
Đã giảm 7.217 container phế liệu tồn đọng tại cảng (HQ Online) - Với sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan Hải quan, tình trạng phế liệu tồn đọng, lưu giữ tại cảng đã ... |
Những vụ làm giả tài liệu, chứng từ nhập trái phép phế liệu gây chấn động (HQ Online) - Vụ việc Công ty CP Vĩnh Thành (Hưng Yên) có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả; quay vòng sử dụng ... |
Gần 1.400 tấn phế liệu của Công ty Vĩnh Thành nhập khẩu trái phép thế nào? (HQ Online) - Cơ quan Hải quan xác định, Công ty CP Vĩnh Thành có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả; quay ... |
Áp dụng lộ trình loại bỏ một số loại phế liệu khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu
Qua quá trình phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm trong quá trình nhập khẩu, tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Bộ TN&MT nhận thấy một số loại phế liệu đang được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo quy định tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, bao gồm một số loại phế liệu như: Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Styren (PS); Loại khác (dạng cứng); Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Loại khác (dạng cứng); Giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn thừa): Loại khác, kể cả phế liệu và vụn thừa chưa phân loại.
Do vậy, Bộ TN&MT nhận thấy việc hạn chế và tiến tới không cho phép nhập khẩu những loại phế liệu này trong tương lai là việc cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu những loại phế liệu nêu trên của các doanh nghiệp để làm nguyên liệu sản xuất hiện nay tương đối lớn, do vậy nếu quy định dừng việc nhập khẩu các loại phế liệu này sẽ gây ảnh hưởng tới nhu cầu nguyên liệu cũng như quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này tại thời điểm hiện nay. Để tạo điều kiện đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp tái chế các loại phế liệu này trong giai đoạn hiện nay, Bộ đề xuất áp dụng lộ trình đến thời điểm ngày 1/1/2022 sẽ loại bỏ các loại phế liệu này khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, việc áp dụng lộ trình cũng sẽ tạo điều kiện để một số doanh nghiệp chuẩn bị về mặt thời gian và năng lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để sử dụng phế liệu là nguyên liệu sản xuất, sử dụng các loại phế liệu này trong quá trình sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
Đối với loại phế liệu nhập khẩu: Xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (xỉ hạt lò cao gồm: xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện gang, sắt, thép), theo báo cáo của Hiệp hội thép, trong thời gian tới, thị trường phế liệu nội địa Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp phế liệu này làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Do vậy, Bộ TN&MT đề xuất phương án áp dụng lộ trình đến thời điểm ngày 1/1/2022 sẽ loại bỏ phế liệu này khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu này.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, trong những năm qua, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất chủ yếu là thép, giấy, nhựa… đang có xu hướng tăng mạnh; việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ nhập khẩu tràn lan chất thải vào Việt Nam, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Hiện nay, Việt Nam cũng đang dư thừa nhiều phế liệu làm nguyên liệu sản xuất như: phế liệu thạch cao, xỉ hạt nhỏ, xỉ cát…, bên cạnh đó nhiều loại phế liệu nhập khẩu có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả tái chế thấp, phế liệu nhựa chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt cần được kiên quyết thắt chặt và loại bỏ trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Thứ trưởng đề nghị, việc sửa đổi, thay thế Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg phải đảm bảo không phát sinh thêm các thủ tục hành chính trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ảnh hưởng tới các hoạt động, cũng như nguồn nhân lực, tài chính của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thi hành.