【sao paulo vs palmeiras】Không phải là dịp ăn mừng
Nhờ thực hiện nghiêm lệnh giãn cách xã hội,ôngphảilàdịpănmừsao paulo vs palmeiras COVID-19 được Việt Nam kiểm soát hiệu quả (Trong ảnh: Chợ Bến Ngự và phố Phan Bội Châu trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ)
Buổi sáng ngay khi lệnh giãn cách được nới lỏng, đường sá tấp nập trở lại với nhịp sống bình thường. Các nhóm bạn hữu sau nhiều ngày “cách xa” đã ồn ào hội quân quanh các bàn cà phê sáng và hàn huyên đủ thứ, lẽ dĩ nhiên, câu chuyện về “cô vy” vẫn là đề tài đầu bảng.
Ai cũng thấy vui và thấy may mắn khi mình là người Việt, bởi văn minh, giàu mạnh như Mỹ, như Ý, như Tây Ban Nha… người mắc và người chết bởi COVID-19 cứ gọi là ào ào. Còn Việt Nam, dù vẫn có người mắc, nhưng số lượng so với các cường quốc chỉ là “muỗi”. Đặc biệt là chưa hề có trường hợp nào phải tử vong.
Cho đến ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội 23/4, Việt Nam đã điều trị khỏi 244/268 trường hợp nhiễm bệnh; đây cũng đã là ngày thứ 7 liên tiếp Việt Nam không có người bị dương tính với SAR-CoV-2. Kỳ tích đó, phải gọi như thế mới đúng, không phải do Việt Nam tự lạc quan, tự tụng ca với nhau, mà được quốc tế ghi nhận công khai và đầy trân trọng.
Tiếp tục tự giác giữ khoảng cách nơi công cộng sẽ chung tay cùng cộng đồng khống chế dịch bệnh (Ảnh: Nhắc nhở khoảng cách ở Big C)
Hãng tin BBC ngày 19/4 rút dòng tít: “Virus corona: Nước Pháp ngả mũ trước Việt Nam”; Trang tin Rusvesna (Mùa xuân nước Nga) cũng trong ngày 19/4 có bài viết "Việt Nam nhiệm màu - Cách một dân tộc dũng cảm đánh bại một đại dịch khủng khiếp dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước". Trước đó, ca khúc Ghen Cô Vy cùng vũ điệu rửa tay phòng dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam cũng trở thành một sự kiện trên các hãng truyền thông lớn của Mỹ, Pháp, Đức; được UNICEF chia sẻ... và “khiến dân mạng khắp thế giới ngả nghiêng”. Nhiều bệnh nhân là người nước ngoài mắc bệnh, được điều trị khỏi đã khóc vì xúc động trước tấm lòng của các bác sĩ, y tá người Việt, vì may mắn được phát hiện và điều trị tại Việt Nam, nếu không chưa chắc họ còn có thể sống…
Và nữa, hàng vạn con dân Việt Nam đang học tập, làm ăn khắp nơi trên thế giới đã tìm về ẩn náu trong vòng tay quê hương, không phải chỉ là để được gần gia đình mà họ biết đây là nơi an toàn trong số ít những nơi an toàn nhất trên thế giới giữa cơn lốc chết người có tên COVID-19…
Tự hào và vui, nhưng điều nên nhớ là hãy nhắc nhau đừng vì “vui quá mà quên nhiệm vụ”. Nói như vậy là bởi đã có rất nhiều tiếng í ới gọi nhau làm một chầu cho bõ những ngày giãn cách; là ra đường không khó để thấy người không đeo khẩu trang; là nhiều quán cà phê cự ly người cách người chỉ có vài tấc…
Nên nhớ rằng, đất nước thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội chứ không phải đã hết dịch. Thế giới vẫn đang còn gần 1,8 triệu trường hợp mắc bệnh, Việt Nam ta góp mặt hơn 40 ca trong số đó.
Xung quanh ta, “cô vy” còn lởn vởn đâu đấy mà mắt thường không thể phát hiện. Đặc biệt nên nhớ rằng, thế giới vẫn chưa tìm ra vaccine cũng như thuốc đặc trị SAR-CoV-2. Vậy nên, khi đồng ý cho nới lỏng giãn cách trên phạm vi toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý “nới lỏng giãn cách xã hội nhưng không phải là dịp đổ ra đường ăn mừng”. Ông nhấn mạnh: “Yêu cầu lớn là không để đại dịch tàn phá đất nước. Sinh mạng của người dân là quan trọng nhất. Các cấp, các ngành ngăn chặn quyết liệt, không để dịch xâm nhập trở lại…”.
Nới lỏng giãn cách xã hội là để tạo điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giải quyết việc làm, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng mục tiêu này sẽ không đạt được, vị thế Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19 sẽ không giữ được nếu mỗi người dân không tự giác chung tay cùng đất nước, cùng cộng đồng đương đầu với cuộc chiến chưa hết cam go này.
Hãy đeo khẩu trang trong các hoạt động cộng đồng, khi đi học, đi chợ...; thường xuyên rửa tay sát khuẩn; giữ khoảng cách tối thiểu trong các hoạt động; hạn chế tập trung đông người và không ra ngoài nếu thấy không cần thiết; luôn lắng nghe cơ thể và liên hệ ngay với các đường dây nóng phòng chống dịch khi có dấu hiệu bất ổn… Những việc làm tưởng rất bình thường, rất đơn giản như thế thôi, nhưng lại hết sức thiết thực và ý nghĩa.
Đó chính là sự chung tay, là trách nhiệm của anh, của tôi để chúng ta cùng chiến thắng “thằng giặc” mang cái tên đầy chết chóc: COVID-19.
Bài, ảnh: Hiền An