Triển khai nhiều dự án
Thực hiện Quy hoạch điện VII (điều chỉnh),ảitỏacôngsuấtchodựánđiệnmặttrờtỷ số nauy nhiều năm trở lại đây, EVN đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư một số dự án năng lượng mặt trời tại các tỉnh phía Nam, với mục tiêu đưa vào vận hành khoảng 500 MW điện mặt trời trong giai đoạn 2018 - 2020.
Lắp đặt điện mặt trời áp mái |
Theo đó, các dự án điện mặt trời do EVN và các đơn vị thành viên nghiên cứu đầu tư luôn ưu tiên lựa chọn địa điểm gần hoặc thuộc phạm vi địa giới công trình nguồn điện hiện có của EVN, nhằm thuận lợi trong đấu nối lưới điện, giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và hạn chế những phát sinh lớn về lực lượng quản lý vận hành…
Cụ thể, EVN đã giao cho các đơn vị nghiên cứu, triển khai dự án điện mặt trời trên cạn và nổi trên mặt hồ tại công trình Thủy điện Trị An với công suất lắp đặt khoảng 100 MW; xây dựng Dự án điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Đa Mi (tỉnh Bình Thuận), với công suất dự kiến 28,8 MW; Dự án Nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ Thủy điện Đồng Nai 4 (tỉnh Đồng Nai) cùng công suất 28,8 MW. Một số dự án tại Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước…
Cho đến nay, EVN đã hoàn thành đưa vào vận hành Nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận, điện mặt trời trên hồ Đa Mi, khởi công Dự án điện mặt trời Phước Thái…; triển khai lắp đặt nhiều hệ thống điện mặt trời trên các đảo xa, trụ sở Tập đoàn và các trụ sở công ty điện lực trên cả nước.
Hỗ trợ tối đa cho DN
Bên cạnh việc chủ động triển khai các dự án điện năng lượng tái tạo, EVN đã tích cực góp ý cho các bộ, ngành xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển năng lượng tái tạo của quốc gia, trong đó có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời của Thủ tướng Chính phủ cũng như các văn bản khác. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ mua điện của các nguồn năng lượng tái tạo do DN, người dân đầu tư.
Mặc dù nguồn lực còn khó khăn song EVN đã đề xuất, triển khai xây dựng dự án truyền tải nhằm giải tỏa công suất cho các dự án điện mặt trời tập trung, quy mô lớn; đầu tư nâng cấp hệ thống điện phân phối để hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái; chủ động tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho DN đầu tư; thủ tục thanh toán cho người dân khi bán điện mặt trời áp mái…
Nhờ đó, tính đến ngày 30/6/2019, cả nước đã có 82 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.464 MW, được Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia kiểm tra điều kiện và đóng điện thành công. Dự kiến, con số này đến hết năm 2019 đạt khoảng 5.000 MW.
Song song với đó, EVN cũng giao nhiệm vụ cho các tổng công ty đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân lắp đặt điện mặt trời áp mái. Tính đến tháng 8/2019, đã có 12.765 công trình điện mặt trời áp mái đăng ký bán điện cho EVN, với tổng sản lượng điện bán là 30,5 triệu kWh.
Tổng giám đốc EVN - Ông Trần Đình Nhân - cho biết, Tập đoàn cam kết hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu của người dân, DN như: Đơn giản hóa quy trình thủ tục đấu nối; thanh toán tiền điện kịp thời sau khi có thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành; lắp đặt miễn phí công tơ hai chiều... EVN sẽ tiếp tục tuyên truyền, triển khai lắp đặt điện mặt trời áp mái để người dân, DN thấy được lợi ích, hiệu quả từ những mô hình cụ thể.
Sự chủ động của EVN trong phát triển năng lượng tái tạo đã góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, bảo vệ nguồn tài nguyên, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong sản xuất điện cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu... |