【kqbd rangers】Người Hà Nội “khát” chỗ vui chơi cuối tuần
Nỗi lo quá tải mùa Hè
Hà Nội hiện chỉ có một số công viên cũ được xây dựng từ nhiều thập kỷ qua,khátkqbd rangers không thể mở rộng và cũng ít được đầu tư như công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo... Gần đây, trên địa bàn thành phố có thêm một số điểm vui chơi, giải trí khác như Công viên Cầu Giấy, Thiên đường Bảo Sơn, công viên nước Hồ Tây hay phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm có sự đầu tư nhưng chưa trở thành điểm đến có tầm, sức hấp dẫn chưa cao. Các sân golf tại Đồng Mô, Vân Trì, Minh Trí, Long Biên hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp… chỉ phục vụ một số đối tượng nhất định, do vậy tại nhiều điểm vui chơi quen thuộc, tình trạng quá tải thường xuyên diễn ra, đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt.
Khi lựa chọn điểm vui chơi người dân thường quan tâm đến độ tiện lợi, mức chi phí và dịch vụ, song cả ba điều này ít khi song hành với nhau nên khiến cho người dân đau đầu lựa chọn. Ở mức chi phí thấp người dân có thể chọn lựa các điểm vui chơi ngoài trời miễn phí, hay giá rẻ, như Công viên Cầu Giấy, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm... Tuy nhiên dưới thời tiết mùa Hè oi nóng, người lớn và trẻ nhỏ đều mồ hôi nhễ nhại, chen nhau tìm chỗ chơi. Lượng người quá đông khiến cuộc dạo chơi trở thành cuộc đua khi ai cũng phải gắng sức chen chân giữa dòng người nườm nượp. Các nhà hàng, chỗ che mưa nắng, ghế dừng chân không còn một chỗ trống. Không ít người mệt mỏi nằm ngủ vạ vật trên các bãi cỏ, nơi có bóng cây, ghế đá còn trống. Cuộc đi chơi như trở thành cuộc hành xác mệt mỏi, ít niềm vui.
Chị Đào Thị Thanh Mai, phố Chùa Láng, Hà Nội nói, cuối tuần qua, gia đình tôi đưa con lên Công viên Cầu Giấy song khi đến cổng, trời thì nắng chang chang, địa điểm gửi xe thì đông cứng, trước đó vẫn còn hàng dài xe máy xếp hàng chờ đến lượt, nhìn vào trong thấy mật độ người dày đặc. “Vất vả cả nửa tiếng đồng hồ để gửi được xe máy, tưởng đã xong nhưng khi vào đến công viên do lượng người quá đông, trẻ con thì chỉ thích chơi cầu trượt, xích đu mà hai thứ này lúc nào cũng trong tình trạng đông cứng, không thể chen chân nên trẻ cho trẻ tắm nắng một lúc rồi ra về”, chị Mai kể.
Nhiều người có điều kiện hơn sẽ lựa chọn các khu vui chơi giải trí tổng hợp như Thiên đường Bảo Sơn, Tiniworld, công viên nước Hồ Tây hay các bể bơi với chi phí từ 100 đến 300.000 đồng/người/lượt, song tình trạng đông đúc, quá tải vẫn diễn ra. Chị Dương Thị Nga, phố Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội nói, một lần tôi cho con đến khu giải trí Tiniworld chơi, để vào được phải mất khoảng 20 phút chờ mua vé bởi số lượng khách đông mà bàn bán vé chỉ có một. Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng lại mất khá nhiều thời gian để tư vấn, giải thích cho từng khách chính sách mua nhiều vé một lần để được hưởng khuyến mại cho lần sau khiến thời gian mỗi lần mua vé của một người lên tới cả chục phút.
Nhiều bậc phụ huynh, gia đình tìm các điểm du lịch nghỉ dưỡng cách trung tâm Hà Nội khoảng 1 giờ đồng hồ như Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn... Song tại các du lịch này hiện vẫn chưa được đầu tư bài bản, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí nên không hấp dẫn du khách. Chẳng hạn như khu du lịch Long Việt, Ba Vì, Hà Nội- đây được xem là có khung cảnh tươi mát, nhiều cây xanh, hồ nước, tuy nhiên, đến đây du khách chỉ tham quan trong vòng một giờ đồng hồ là hết lượt, thiếu chỗ vui chơi giải trí cho trẻ nhỏ và người lớn, do vậy chưa hấp dẫn khách. Hay khu nghỉ dưỡng Family resort, Yên Bài, Hà Nội, dù phải trả chi phí phòng nghỉ từ 1 đến 2 triệu đồng nhưng ở đây ít những dịch vụ vui chơi, giải trí nên gây sự nhàm chán cho con trẻ.
Cần đầu tư bài bản hơn
Câu chuyện thiếu chỗ vui chơi dịp cuối tuần đã trở thành nỗi lo của mỗi người dân Hà Nội. Tuy nhiên, giải quyết thực trạng này không dễ bởi liên quan đến kinh phí, công tác quy hoạch và cả nhận thức của người dân. Về vấn đề này, theo lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, trong định hướng phát triển du lịch giai đoạn từ nay đến năm 2020, Hà Nội quyết tâm phấn đấu xây dựng 2- 3 khu du lịch vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc tế kết hợp truyền thống và hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực. Được biết, hiện dự án Công viên Kim Quy của Sun Group, dự án Khu công nghệ thông tin tập trung và dự án Trung tâm triển lãm Quốc gia của Vingroup thực hiện tại huyện Đông Anh đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng và đang trong quá trình triển khai xây dựng. "Hy vọng rằng, những công viên, trung tâm giải trí tầm cỡ quốc tế sẽ sớm được đưa vào vận hành, giúp giảm “cơn khát” nơi vui chơi, giải trí cho người dân Thủ đô và du khách đến Hà Nội", lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội nói.
Một khía cạnh khác, nhiều chuyên gia xã hội cho rằng Hà Nội sở dĩ thiếu khu vui chơi là do nhiều khu vui chơi, đặc biệt sân chơi cho trẻ em đã bị sử dụng sai mục đích. Hiện TP hiện có khoảng 200 điểm vườn hoa, sân chơi công cộng, trong đó bốn quận nội thành Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng có 29 điểm (chưa kể các điểm sinh hoạt cộng đồng và sân chơi tại các khu chung cư, khu tập thể cũ). Việc chỉ đạo đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa đã được TP quan tâm, tuy nhiên nhu cầu khu vui chơi riêng cho trẻ em chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh ngân sách còn khiêm tốn, việc đầu tư chưa như kỳ vọng, cần tiến hành xã hội hoá đầu tư các điểm vui chơi giải trí.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội nhận xét, từ khi TP ban hành nghị quyết về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động sự đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào công trình xây dựng công viên, vườn hoa, khu vui chơi… nhiều địa phương đã có bước chuyển biến mạnh mẽ có các công trình công cộng. “Đây là một nguồn lực mạnh, nếu huy động tốt sẽ vừa làm đẹp hơn bộ mặt đô thị của Thủ đô, vừa làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân”, ông Tiến khẳng định.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội đề xuất giải pháp mới trong quản lý cây xanh, công viên tại Hà Nội để phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi của người dân. Ông Nghiêm cho rằng, bên cạnh nguyên tắc bảo tồn quỹ cây xanh di sản, phủ xanh đường phố còn cần đổi mới quản lý cây xanh để có không gian vui chơi, giải trí, giao tiếp cộng đồng và cần xem đây là giải pháp ưu tiên, hạn chế diện tích để xe, kinh doanh dịch vụ. "Ngoài ra, cơ quan quản lý cần rà soát lại quy hoạch công viên vườn hoa hiện hành để điều chỉnh chức năng, phân khu tạo điều kiện tăng diện tích cây xanh dành cho chức năng thể dục thể thao, nghỉ ngơi cho người già và khu hoạt động cho thanh thiếu nhi", ông Đào Ngọc Nghiêm nêu quan điểm.