【nhận định hoffenheim】Đại gia Sài Gòn 'chơi' ca nô

Những siêu xe triệu đô và mô tô hàng trăm triệu đồng đi trên đường phố Sài Gòn hiện không còn xa lạ gì với người dân. Tuy nhiên,ĐạigiaSàiGònchơicanônhận định hoffenheim trên sông Sài Gòn, xuất hiện những chiếc ca nô tiền tỷ ngày một nhiều song ít người biết đến.

Chán xe sang, đại gia Sài Gòn “đổi gió” sang "chơi" cano - Ảnh 1.

Thú giải trí trên sông nước bằng “đồ chơi” đắt tiền là ca nô đang được người giàu ở Sài thành yêu thích. Ảnh: Kim Vân

Thú chơi mới đắt tiền

Tại bến tàu Saigon South Marina Club ở khu Phú Mỹ Hưng, Quận 7, vào ngày cuối tuần khá nhộn nhịp. Anh Phạm Vũ Chương (ngụ Quận 7) đang cùng bạn bè nạp xăng cho chiếc ca nô hiệu Bayliner Element mới mua để chuẩn bị cho chuyến du lịch trên sông Sài Gòn.

"Tôi đam mê phương tiện đường thủy. Với các du thuyền thì chi phí lên đến triệu đô, hạng trung bình cũng ngót ngét nửa triệu đô, chưa kể chi phí vận hành bảo dưỡng và chi phí bến bãi hằng tháng. Tuy nhiên, đối với ca nô tốc độ cao thì chi phí này mềm hơn nhiều, chỉ tầm khoảng chục triệu/tháng", anh Chương cho hay.

Cũng theo anh Chương, anh mới "chơi" ca nô hồi đầu năm, mục đích chỉ là để cùng bạn bè, gia đình đi du lịch quanh những nhánh sông Sài Gòn ở Cần Giờ hay Đồng Nai vào dịp cuối tuần hay những ngày đặc biệt. Việc lái ca nô cũng khá đơn giản, chỉ cần học trong vòng khoảng 2,5 tháng là được lấy bằng.

Chán xe sang, đại gia Sài Gòn “đổi gió” sang "chơi" cano - Ảnh 2.

Anh Phạm Vũ Chương điều khiển chiếc ca nô của mình trên biển Cần Giờ. Ảnh: Kim Vân

Anh Chương cho biết, chiếc ca nô mình mua có giá gần 1 tỷ đồng. "Những lúc cảm thấy mệt mỏi trong công việc và cần thư giãn, tôi lấy ca nô đi dạo vài vòng sông nước để "đổi gió", cảm nhận không khí trong lành trên sông thấy sảng khoái, thư thái và thú vị, bao nhiêu ưu phiền biến mất".

Tuy nhiên, chi phí cho một chuyến đi chơi như vậy khá cao, từ 2-3 triệu đồng tiền xăng chưa kể tiền vé, bến bãi nhưng đổi lại, anh Chương và bạn bè có một ngày trải nghiệm thú vị, hào hứng mà không nhiều người có được.

Không chỉ những đại gia hay người lớn tuổi chơi ca nô, giới trẻ Sài thành cũng đang có xu hướng chọn loại "đồ chơi" này thay cho mô tô đắt tiền hay siêu xe.

Anh Trần Công Hùng, 30 tuổi, ngụ ở quận Bình Thạnh đứng trên chiếc ca nô trị giá hơn 1 tỷ đồng cho biết, năm ngoái, anh được một người bạn mời đi chơi một vòng Sài Gòn bằng ca nô.

Hôm đó, mặc dù trời nắng gắt, da tay đi về bị cháy đen nhưng cảm giác được làm chủ đất trời, hít thở không khí trong lành, mát mẻ với sông nước mênh mông khiến anh cất công tìm hiểu và quyết định tậu cho mình một chiếc ca nô.

"Chơi siêu xe "quê rồi", giờ chơi du thuyền, ca nô mới "đỉnh". Với lại đi siêu xe trên đường bộ người ta hay săm soi, dòm ngó, còn chơi ca nô chẳng ai để ý. Tùy thuộc vào nhu cầu của người chơi mà giá cả ca nô biến động trong khoảng 500 triệu cho đến 3 tỉ đồng. Chi phí bảo dưỡng, đăng kiểm và phí bến bãi vào khoảng 10-20 triệu mỗi tháng, so sánh với thú chơi xe ô tô trước đây của tôi thì chi phí này chấp nhận được", anh Hùng cho hay.

Cũng theo anh Hùng, hiện nay có hai dòng sản phẩm chính nhập từ nước ngoài, chủ yếu là từ Austraulia và Mỹ. Ngoài ra các nhà sản xuất trong nước cũng đã nắm bắt được nhu cầu và sản xuất ra các dòng ca nô vỏ composite có giá thành mềm hơn, từ 500 triệu cho đến vài tỉ đồng.

Tuy nhiên cũng như thú chơi siêu xe trên bộ, canô tốc độ cao cũng có phân khúc cao như chiếc Vector V40 GT thuộc sở hữu của một đại gia ở quận 7. Trị giá của chiếc ca nô này lên đến 1,5 triệu đô (tương đương 34 tỷ đồng). Nó được ví như Ferrari dưới nước với tốc độ lên đến 222km/giờ.

Chán xe sang, đại gia Sài Gòn “đổi gió” sang "chơi" cano - Ảnh 3.

Người có tài chính tại TP HCM chuyển hướng chơi ca nô ngày càng nhiều. Ảnh: Kim Vân

Ngày càng nhiều người chơi ca nô

"Người Sài Gòn chơi ca nô ngày càng nhiều. Thực tế cho thấy, TP HCM có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch rất thuận lợi cho di chuyển từ các bến neo đậu đến các khu du lịch, bãi biển như Cần Giờ, Vũng Tàu và cả vùng sông nước Tiền Giang… Thông thường, ca nô cao tốc có 6-12 chỗ và có thể chạy với tốc độ lên đến 80km/giờ tại các quãng sông rộng, vắng phương tiện vì vậy thời gian di chuyển từ Sài Gòn đến Vũng Tàu cũng chỉ khoảng 3 giờ.

Có thời điểm hàng nhập về không đủ bán, khách phải đặt trước. Như tôi cũng phải đặt trước cả tháng", anh Công Hùng nói.

Theo Sở GTVT TP HCM, chỉ riêng trong năm 2020, số lượng phương tiện thủy nội địa đăng ký mới phát sinh là 267, trong đó có 22 du thuyền, 28 ca nô (sức chở dưới 12 người).

Tính đến tháng 7/2021, tổng số du thuyền của hộ gia đình, cá nhân được đăng ký đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 50. Tổng số ca nô (có sức chở dưới 12 người) của hộ gia đình, cá nhân (chưa tính của cơ quan, đơn vị) được đăng ký đang hoạt động là 390 phương tiện.

Thực tế cho thấy, thị trường ca nô, du thuyền ở TP HCM đang phát triển mạnh mẽ, phục vụ nhu cầu vui chơi cao cấp của người dân. Tuy nhiên, hiện ở TP HCM chưa có nhiều bến bãi quy mô, hiện đại. Về neo đậu ca no tốc độ cao thường dùng chung với các du thuyền. Hiện tại, ở Sài Gòn có các bến neo đậu chính như Marina Vinhomes Central Park, Saigon South Marina Club, Lan Anh, bến đậu Sông Xanh… cùng một số cơ sở tư nhân tự phát ở Quận 7 và TP Thủ. Đức.

(Theo Gia Đình và Xã Hội)

Lộ trùm mua bán than trái phép: Thu lời 'khủng', ở biệt phủ, đi xe sang

Lộ trùm mua bán than trái phép: Thu lời 'khủng', ở biệt phủ, đi xe sang

Liên quan đến vụ bắt đường dây khai thác than trái phép, đến tối 27/8, Cục Quản lý thị trường Hải Dương vẫn trong quá trình kiểm tra tại các bãi than để kiểm kê số lượng.