【kết quả bóng đá anh đêm nay】Gói 30.000 tỷ cho BĐS: Ngừng giữa chừng người vay sẽ lãnh đủ
Liên quan tới việc đầu tháng 6/2016 việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng sẽ kết thúc,óitỷchoBĐSNgừnggiữachừngngườivaysẽlãnhđủkết quả bóng đá anh đêm nay để tránh phải chịu lãi suất thương mại sau thời hạn kết thúc giải ngân gói tín dụng này, nhiều khách hàng "nhắm mắt" cùng chủ đầu tư và ngân hàng thực hiện giải ngân gấp.
Theoquy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc cho vay gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ vay mua nhà ở, việc giải ngân gói tín dụng này kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 3 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013). Thông tư 32/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN cũng nêu rõ, lãi suất của gói vay 30 nghìn tỷ là 5% năm trong năm đầu, các năm tiếp theo bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng trên thị trường nhưng không vượt quá 6%/năm và áp dụng tối đa 10 năm. Sau thời điểm 1/6/2023, áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của ngân hàng cộng 2%/năm. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của người dân liên qua đến vấn đề này, dẫn Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, NHNN cho biết, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.
Gấp rút giải ngân gói 30.000 tỷ: Dễ mất trắng nếu không có bảo lãnh. Ảnh minh họa
Lo ngại việc sẽ phải chịu lãi suất cao sau ngày 1/6 nên đã có hiện tượng khách hàng "nhắm mắt" cùng chủ đầu tư và ngân hàng thực hiện giải ngân gấp, khi dự án chưa hoàn tất việc xây dựng.
Trước hiện tượng này, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, trước kỳ hạn gói giải ngân này hết hạn, các ngân hàng tiến hành nhanh chóng thủ tục cho vay, rồi tất cả các thủ tục pháp lý để hoàn thiện việc giải ngân là điều hoàn toàn bình thường, đáng khuyến khích. Tuy nhiên phải trên cơ sở, tất cả công đoạn thẩm định tín dụng, thẩm định tài sản bảo đảm và tất cả những thủ tục pháp lý được hoàn thiện đúng mực. Nếu các ngân hàng muốn giải ngân trước hạn để tận dụng lãi suất ưu đãi thấp mà bỏ qua các công đoạn thẩm định tín dụng thì đã đi ngược lại với nguyên tắc quản lý rủi ro của ngân hàng.
“Về mặt pháp lý, nếu bỏ ngỏ khâu quản trị tín dụng thì không thể chấp nhận được. Đây là điều đi ngược lại với quản trị rủi ro, nếu là khoản vay phải giải ngân theo tiến độ thì phải theo tiến độ”, ông Hiếu nói.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, với hành vi này, cả khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng đều vi phạm chung trong việc không đúng quy định, trong đó vi phạm của ngân hàng là giải ngân không đúng mục đích, chủ dự án vi phạm về điều kiện bán và nếu xử lý nghiêm thì không cho hưởng lãi suất ưu đãi.
Bình luận thêm về những quy định liên quan đến thời hạn kết thúc giải ngân và lãi suất của gói tín dụng này, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng như thế là “mang con bỏ chợ”. Theo ông Đức, nếu khách hàng đúng đối tượng và ký hợp đồng rồi, thì phải bảo đảm việc giải ngân hết theo cam kết, không thể nào ngừng giữa chừng, dẫn đến người có thu nhập thấp không thanh toán được hết số tiền mua nhà, vi phạm hợp đồng, thậm chí mất nhà.
“Ngân hàng bị nợ xấu, người dân nếu muốn thanh toán tiếp thì phải vay nóng, vay lãi suất cao. Như thế, không khéo ưu đãi trở thành "ngược đãi", giá mua có khi đắt hơn bình thường”, Luật sư Trương Thanh Đức phân tích.
Trước lo lắng về việc chủ đầu tư sau khi nhận đủ tiền có thể sẽ không bàn giao nhà đúng tiến độ, Luật sư Đức cho rằng, số tiền giải ngân trên khi chuyển cho chủ đầu tư, nếu dự án có bảo lãnh thì không đáng ngại. Thế nhưng, nếu không có bảo lãnh thì nguy cơ không được bàn giao nhà theo hợp đồng, thậm chí mất tiền như đã từng xảy ra không ít. Vì thế, giải pháp là “có thể giải ngân vào tài khoản nào đó, nhưng ngân hàng vẫn kiểm soát để giải ngân đúng tiến độ vào công trình”.
Giảm lãi suất gói 30.000 tỷ: Về 0% cũng chẳng giải quyết gì?