World Cup

【kèo 88 vip】Thực hiện tự chủ, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Nhiều trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh năm 2021Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí từ năm học 2 kèo 88 vip

Nhiều trường đại học dự kiến phương án tuyển sinh năm 2021
Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí từ năm học 2021-2022
Tăng học phí đại học - tăng nỗi lo của sinh viên nghèo
Năm nay mức học phí của nhiều trường tăng gấp đôi so với năm ngoái. 	Ảnh: Đ.H
Năm nay mức học phí của nhiều trường tăng gấp đôi so với năm ngoái. Ảnh: Đ.H

Mức học phí cũ không đủ để tổ chức đào tạo

Theo thông báo của trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP HCM), năm học 2021-2022 học phí hệ đại trà là 25 triệu đồng/năm/sinh viên; hệ chất lượng cao là 35 triệu đồng/năm/sinh viên; chương trình chất lượng tiên tiến 45 triệu đồng/năm/sinh viên. Nhà trường cũng thông báo những năm tiếp theo học phí ở mỗi hệ đào tạo nêu trên sẽ tăng thêm 5 triệu đồng/năm/sinh viên. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo, hiện trường đã không còn được Nhà nước cấp ngân sách nên mức học phí cũ sẽ không đủ để tổ chức đào tạo.

Hiện Bộ GD&ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Tại dự thảo, Bộ GD&ĐT yêu cầu cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, địch họa.

Đáng chú ý, khối trường đào tạo ngành sức khỏe ở khu vực phía Nam có mức học phí tăng vọt so với các năm trước. Đơn cử, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến mức thu học phí năm học 2021-2022 tăng gấp đôi so với năm học trước. Theo đó, mức học phí nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng- Hàm- Mặt là 32 triệu đồng/năm/sinh viên; các ngành đào tạo còn lại 28 triệu đồng/năm/sinh viên. Lãnh đạo trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, từ năm 2019 nhà trường thực hiện đề án tự chủ nhưng không điều chỉnh tăng học phí. Điều này khiến trường gặp khó khăn, bởi tổng chi phí đào tạo trung bình của trường khoảng 32 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, trường phải tăng học phí để nâng cao chất lượng đào tạo.

Năm nay, trường Đại học Bách khoa TP HCM dự kiến tăng học phí ở tất cả các ngành đào tạo, trong đó, mức học phí chương trình đại trà tăng từ 12 triệu đồng lên 25 triệu đồng/năm/sinh viên; học phí chương trình tăng cường tiếng Nhật dự kiến 50 triệu đồng/năm/sinh viên; chương trình tăng cường tiếng Anh 66 triệu đồng/năm/sinh viên. Theo đại diện trường Đại học Bách khoa TPHCM, khi chuyển qua tự chủ, trường phải tự đảm bảo ngân sách cấp chi thường xuyên. Do vậy, tăng học phí là người học chia sẻ thêm với nhà trường trong việc thực hiện cơ chế tự chủ và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trường sẽ có chính sách hỗ trợ người học bằng nhiều cách để đảm bảo sinh viên khó khăn không phải nghỉ học do khó khăn tài chính.

Thực tế, khi các trường tự chủ không còn được Nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên nên việc tăng học phí để bù vào khoản hụt thu là tất yếu. Song theo nhiều lãnh đạo trường đại học, nguồn học phí thu từ sinh viên chưa phải là toàn bộ chi phí đào tạo mà chỉ là phần lớn, phần còn lại vẫn được đầu tư từ các nguồn khác.

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình

Theo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), hiện các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 (Nghị định số 86).

Tại Nghị định số 86 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Khoản 1 Điều 5) và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (khoản 2 Điều 5), mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Các cơ giáo dục đại học công lập thực hiện đổi mới thí điểm cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP thì thực hiện theo Đề án thí điểm cơ chế hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng cơ sở giáo dục đại học.

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch- Tài chính cho biết, tất cả các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho cả lộ trình, khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính cũng cho rằng, các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải công khai mức thu học phí theo quy định tại Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT. Đồng thời tại Điều 65 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn”.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap