【365.ca cuoc】Bỏ quy định cấp Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm?

bo quy dinh cap giay xac nhan phu hop quy dinh an toan thuc pham

Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Theo đó, VASEP kiến nghị bãi bỏ quy định cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) quy định tại Nghị định 38 do hiệu quả quản lý thấp và không có tác dụng bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, có thể xem xét thay quy định trên bằng quy định: Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế bằng cách gửi tới bộ này bản đăng ký chất lượng thực phẩm với đầy đủ các chỉ tiêu và mức giới hạn ATTP theo đúng quy định, đồng thời, công bố các chỉ tiêu, hàm lượng đó trên nhãn, bao bì sản phẩm và tài liệu kèm sản phẩm theo đúng quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Việc đăng ký được thực hiện bằng đường điện tử. Số đăng ký được Hệ thống cấp ngay sau khi Bộ Y tế nhận được bản đăng ký đúng mẫu, điền đầy đủ nội dung quy định (tương tự như việc cấp số tờ khai hải quan điện tử hiện nay). Hồ sơ đăng ký do DN lưu, Bộ Y tế chỉ kiểm tra khi cần thiết.

Ông Trương Đình Hòe cho rằng, theo quy định hiện hành, ngoài việc Công bố phù hợp quy định ATTP, mỗi lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra thực tế về ATTP. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016 có 163.960 lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra ATTP trước khi thông quan. Đây cũng là một gánh nặng thủ tục, chi phí cho DN kinh doanh lĩnh vực này.

Để khắc phục tình trạng này, Nghị quyết 19 của Chính phủ các năm 2015, 2016, 2017 đã yêu cầu các bộ áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đến nay chưa có bộ nào áp dụng.

Bên cạnh đó, hiện nay, các bộ quy định thủ tục quản lý ATTP không thống nhất gây khó khăn cho thực hiện. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Chính phủ quy định thủ tục quản lý ATTP tại nghị định này, nhất là quy định rõ nội hàm 3 phương thức kiểm tra quy định tại luật ATTP, khắc phục tình trạng mỗi bộ quy định mỗi khác như hiện nay. Đồng thời quy định điều kiện, thủ tục xét áp dụng phương thức kiểm tra giảm một cách đơn giản để nhiều mặt hàng đã được kiểm tra được áp dụng phương thức kiểm tra này (hiện nay thủ tục rất phức tạp, tỷ lệ mặt hàng được áp dụng vô cùng nhỏ, thời gian được áp dụng quá ngắn).

Bổ sung vào Điều 15 NĐ 38/2012 quy định với nội dung: Áp dụng chế độ kiểm tra tại nguồn, tại gốc (kiểm tra các giai đoạn nuôi trồng, chế biến tại nước sản xuất, nước xuất khẩu). Chế độ này áp dụng cho những DN có nhu cầu và trả chi phí cho việc kiểm tra.

Đại diện VASEP cũng kiến nghị, cần khắc phục tình trạng quản lý, kiểm tra chuyên ngành chồng chéo giữa các bộ. Bởi vì, hiện nay, phần lớn các sản phẩm thực phẩm chịu sự quản lý của nhiều hơn 1 bộ, nhất là kiểm tra ATTP chịu sự quản lý của Bộ Y tế và kiểm dịch thú y của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đề nghị quy định một mặt hàng vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra ATTP thì giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện, bởi vì lực lượng này luôn luôn trực tiếp tại cửa khẩu (hiện Bộ NN và PTNT đã giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện cả kiểm dịch và ATTP).