Empire777

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghi xỉu là chẵn hay lẻ

【xỉu là chẵn hay lẻ】Nắm giữ hơn 1,7 triệu tỷ đồng vốn nhà nước, chịu lỗ hàng chục nghìn tỷ

Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư,ắmgiữhơntriệutỷđồngvốnnhànướcchịulỗhàngchụcnghìntỷxỉu là chẵn hay lẻ quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020.

Báo cáo đã tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2020 của 807 DN, gồm 646 DNNN và 161 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.

Tổng tài sản của các DN này là hơn 3,6 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Vốn chủ sở hữu là hơn 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019.

Tổng vốn Nhà nước đang đầu tư tại 807 DN là 1.597.399 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019. Trong đó: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là hơn 1,4 triệu tỷ đồng và các doanh nghiệp còn lại là hơn 151 nghìn tỷ đồng.

{ keywords}
Nhiều doanh nghiệp còn thua lỗ lớn. Ảnh: Lương Bằng

Lãi phát sinh trước thuế đạt 162.904 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2019. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 140.522 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2019, chiếm 86% tổng lãi phát sinh trước thuế của các DN.

Tổng số phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước là 307.869 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2019.

Đáng chú ý, có 119/807 DN (chiếm 15% tổng số DN) có lỗ phát sinh với tổng số lỗ phát sinh là 15.740 tỷ đồng. Ngoài ra, có 169/807 DN (chiếm 21% tổng số DN) còn lỗ lũy kế với tổng số lỗ lũy kế là 33.750 tỷ đồng.

Doanh thu giảm vì Covid-19, nợ khó đòi lớn

Soi chi tiết số doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100 vốn điều lệ (gồm 73 doanh nghiệp), báo cáo cho thấy tổng tài sản của các doanh nghiệp này là hơn 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019.

Năm 2020, phần lớn các DNNN chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nên tổng doanh thu đều giảm hoặc chỉ tương đương so với thực hiện năm 2019. Trong đó, một số công ty mẹ có tổng doanh thu giảm trên 20% so với năm 2019 như: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam giảm 56%; Tổng công ty Cà phê Việt Nam giảm 53%; Tổng công ty Du lịch Hà Nội giảm 46%; Tổng công ty Du lịch Sài Gòn giảm 45%; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giảm 33%...

Nhiều đơn vị có số nợ phải thu khó đòi còn lớn, tổng nợ phải thu khó đòi là gần 22 nghìn tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2019, chiếm 7% tổng số nợ phải thu.

Những doanh nghiệp có nợ phải thu khó đòi theo báo cáo hợp nhất lớn là: Tập đoàn Dầu khí  (11.248 tỷ đồng); Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (603 tỷ đồng); Tập đoàn Hóa chất (498 tỷ đồng); Tổng công ty Cà phê (428 tỷ đồng)...

Một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức cao (trên 50%), như: Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (nợ phải thu 1.365 tỷ đồng, chiếm 66% tổng tài sản); Tổng công ty Thái Sơn (nợ phải thu 2.250 tỷ đồng, chiếm 63% tổng tài sản); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (nợ phải thu là 9.989 tỷ đồng, chiếm 57% tổng tài sản); Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 2.512 tỷ đồng, bằng 56% tổng tài sản); Tổng công ty Thành An (nợ phải thu 1.018 tỷ đồng, chiếm 52% tổng tài sản)...

Lỗ lũy kế ‘khủng’

Báo cáo hợp nhất của các DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ, có 11 tập đoàn, tổng công ty còn lỗ lũy kế là hơn 11.400 tỷ đồng và 7 công ty mẹ còn thua lỗ với số lỗ lũy kế là hơn 6.000 tỷ đồng. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất lỗ 5.392,8 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hải 3.170,9 tỷ đồng; Tổng công ty Đường sắt 1.257,3 tỷ đồng; Tổng công ty Cà phê 848,5 tỷ đồng; Tổng công ty 15 lỗ 655 tỷ đồng; Tổng công ty Du lịch Hà Nội 46,9 tỷ đồng,...

{ keywords}
Dịch bệnh khiến hàng không lỗ nặng. Ảnh: Lương Bằng

Ngoài ra, các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cũng có số lỗ lớn.

Về số lỗ phát sinh, theo báo cáo hợp nhất có 30/187 doanh nghiệp (chiếm 16%), tăng 25% về số lượng so với năm 2019 với tổng số lỗ phát sinh là 12.003 tỷ đồng.

Tính riêng công ty mẹ, có 3 đơn vị lỗ phát sinh với giá trị là 9.032 tỷ đồng. Trong đó, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước có số lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất lớn như: Tổng công ty Hàng không VN lỗ phát sinh 11.178 tỷ đồng; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN (Đài truyền hình VN) lỗ phát sinh 265 tỷ đồng; Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ phát sinh 210 tỷ đồng; Tổng công ty CP Xây dựng và công nghiệp VN lỗ phát sinh 154 tỷ đồng;

Theo báo cáo hợp nhất có 35/187 doanh nghiệp (chiếm 19%) với tổng số lỗ lũy kế là 17.739 tỷ đồng. Tính riêng công ty mẹ, có 3 công ty mẹ có lỗ lũy kế với giá trị là 9.625 tỷ đồng. Bao gồm: Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không lỗ phát sinh 8.755 tỷ đồng (năm 2019 lãi phát sinh 2.899 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí Xây dựng lỗ phát sinh 5 tỷ đồng (năm 2019 lỗ phát sinh 83 tỷ đồng); Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam lỗ phát sinh 272 tỷ đồng (năm 2019 lỗ phát sinh 191 tỷ đồng).

Lương Bằng

Những công ty con của Tập đoàn Dầu khí PVN thua lỗ nghìn tỷ đến âm vốn

Những công ty con của Tập đoàn Dầu khí PVN thua lỗ nghìn tỷ đến âm vốn

Hàng loạt công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động: Cty CP Hóa dầu và xơ sợi VN (VNPoly); Cty TNHHMTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS), Tổng Cty CP Xây lắp dầu khí VN (PVX).

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap