【bảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu】Đồ gỗ ngoại nhập đang lấn sân hàng nội
Khảo sát tại các cửa hàng kinh doanh,n hbảng xếp hạng bóng đá cúp c1 châu âu đại lý bán đồ gỗ mỹ nghệ ở trung tâm các huyện, thị xã trong tỉnh ai cũng nhận thấy thị trường đồ gỗ ngoại nhập hiện đã tràn ngập, lấn chiếm “sân nhà”, trong khi hàng nội đang bị thu hẹp thị trường.
Theo xu hướng hiện nay, nhiều gia đình đang “sính” sản phẩm đồ gỗ |
Nhìn các loại sản phẩm đồ gỗ từ bàn học, bàn trang điểm, tủ, kệ, giường ngủ... được thiết kế với kiểu dáng bắt mắt, phối hợp màu sắc ấn tượng, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Nhưng phần lớn sản phẩm được làm từ gỗ đó là hàng ngoại nhập, còn hàng nội địa thì rất ít, mà “thượng đế” nào muốn sở hữu sản phẩm “độc” thì phải đặt hàng với chủ đại lý. Tại TX. Đồng Xoài - trung tâm thương mại của tỉnh Bình Phước - nơi hội tụ nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh đồ gỗ nhưng cũng rất khó tìm kiếm được sản phẩm gỗ nguyên chất với mẫu mã đẹp. Một chủ cửa hàng kinh doanh đồ gỗ nằm trên đường Phú Riềng Đỏ (TX. Đồng Xoài) cho biết: Cửa hàng của gia đình tôi có trên 80% sản phẩm đồ gỗ nhập từ các nước Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Biết là không bền, đẹp bằng đồ gỗ trong nước nhưng khách hàng vẫn lựa chọn, vì giá cả phải chăng, vừa với túi tiền, lại thoải mái lựa chọn mẫu mã nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng dễ dàng. Đơn cử như, giá một chiếc giường ngủ đôi giữa hàng gỗ nội địa cao hơn hàng triệu đồng so với hàng ngoại. Hàng ngoại nhập được sản xuất khá đa đạng, đồng bộ và trọn gói, người mua hàng có thể mua lẻ từng “món” riêng biệt tùy theo nhu cầu của gia đình. Chị Trần Ngọc Uyên Phương ở huyện Đồng Phú chia sẻ: Sản phẩm giá rẻ, hợp túi tiền thì được ưa chuộng. Chỉ với trên 2 triệu đồng, gia đình tôi cũng có thể mua được một chiếc kệ gỗ đẹp.
Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 115 công ty, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và hơn 150 cơ sở chế biến gỗ. Trước thị hiếu của khách hàng, một số nhà sản xuất - kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, như: Công ty Khải Nguyên, cơ sở gỗ Trường Hải, công ty chế biến gỗ Thuận An... nhằm tạo sức hút đối với khách hàng. Dần dần, đồ gỗ nội được đầu tư công phu hơn nhưng chi phí sản xuất vẫn còn cao nên giá thành sản phẩm chưa thật sự hấp dẫn khách hàng. Vì vậy, hiện các doanh nghiệp đang đua nhau sản xuất hàng để xuất khẩu. Một chủ doanh nghiệp đồ gỗ tiết lộ, làm hàng xuất khẩu rất đơn giản, nhiều đơn đặt hàng với số lượng cao nên doanh thu lớn. Nhờ vậy mà có vốn xoay vòng nhanh, còn làm hàng trong nước sản phẩm tiêu thụ rất chậm. Điều đó cũng dẫn đến thị phần nội địa của sản phẩm gỗ trong nước ngày càng thu hẹp, nhường “sân” cho hàng ngoại nhập.
Để tạo sự sôi động và tìm lại chỗ đứng cho đồ gỗ trong nước trên thị trường, thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Bình Phước đã có nhiều chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh. Trung tâm đã phối hợp đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, như hợp tác xã Đồng Nai (Bù Đăng), cơ sở khảm trai ở phường An Lộc (TX. Bình Long), cơ sở mộc Trần Thế Trường ở phường Tân Thiện (TX. Đồng Xoài)... nhằm tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật thật tinh xảo, hướng đến cải tiến mẫu mã của sản phẩm. Bên cạnh đó, trung tâm đã đưa sản phẩm gỗ trong tỉnh đi tham gia các cuộc triển lãm tại hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ ở trong, ngoài nước (Lào, Campuchia) và nhiều sản phẩm được tôn vinh thương hiệu, như “Võng gỗ” của cơ sở Hoàng Nam, “Bức tranh tứ quý” của công ty Khải Nguyên... Đây là một trong những hình thức giới thiệu, quảng bá sản phẩm nội địa ra thị trường bên ngoài, để thu hút khách hàng, tạo thị phần. Trung tâm cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, tạo sự cạnh tranh lớn trên thị trường.
Do vậy, gần đây hàng nội địa đã có chuyển biến tích cực trong việc đa dạng hóa sản phẩm, đạt tính thẩm mỹ cao, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trong nước và bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên hàng ngoại vẫn đang lấn sân hàng nội.
Hải Châu