Các lực lượng chức năng đã thu giữ 36 sừng tê giác,ếndịchCOBRAIIHợptácchốnghànhviđedọacácloàihoangdãkết quả bóng đá ngoại hạng trung quốc hôm nay 3 tấn ngà voi, 10 nghìn con rùa và 1.000 tấm da của các loài động vật trong danh sách bảo vệ cùng với 200 tấn gỗ hồng sắc từ việc truy quét các đường dây buôn lậu. Hơn 400 tên tội phạm, bao gồm cả các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu đã bị bắt giữ tại châu Á và châu Phi trong 1 tháng diễn ra chiến dịch. Cho đến nay, cơ quan Cảnh sát và Hải quan của 28 quốc gia vẫn đang tiến hành điều tra tiếp đối với các đường dây tội phạm.
Các quốc gia tham gia chiến dịch bao gồm: Botswana, Brunei Darussalam, Burundi, Campuchia, Trung Quốc (gồm cả Hong Kong), Cộng hòa Congo, Ethiopia, Ghana, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Laos, Liberia, Malawi, Malaysia, Myanmar, Mozambique, Nepal, Philippines, Singapore, Nam Phi, Thái Lan, Uganda, Tanzania, Hoa Kỳ, Việt Nam, Zambia và Zimbabwe. Các cơ quan tài trợ chính cho chiến dịch bao gồm: Cục Chống ma túy và thực thi pháp luật, Cơ quan Quản lý các loài cá và các loài hoàng dã của Hoa Kỳ, Hiệp hội Bảo tồn các loài hoang dã của Trung Quốc và Quỹ Bảo tồn các loài động vật của Canada.
Trong khuôn khổ chiến dịch, cơ quan Cảnh sát và cơ quan quản lý các loài hoang dã của các quốc gia tham gia đã trao đổi thông tin hàng ngày và hỗ trợ điều tra các hành vi tội phạm, buôn lậu. Hoạt động điều tra và bắt giữ đã nhận được sự ủng hộ cao của các chính phủ. Tinh thần hợp tác và quản lý, điều phối hiệu quả chính là điểm nhấn của chiến dịch COBRA II. Có thể kể đến 3 ví dụ điển hình cho kết quả thành công của chiến dịch bao gồm: sự hợp tác giữa Trung Quốc và Kenya trong việc bắt giữ và trục xuất một dối tượng buôn lậu khét tiếng từ Kenya về Trung Quốc để xét xử; Hồng Kông bắt giữ và chuyển trả 2.700 con rùa quý hiếm về nơi xuất phát tại Indonesia; và Uganda thu thập mẫu AND của ngà voi để phân tích.
Theo Tổng Thư ký WCO, ngài Kunio Mikuriya, sự điều phối hiệu quả và hoạt động kiểm soát có trọng điểm đã đem lại những kết quả mà các chính phủ mong muốn, phù hợp với nhiệm vụ chống buôn bán các loài hoang dã của cơ quan Hải quan. Chiến dịch COBRA II chỉ là một ví dụ mới nhất về những kết quả đạt được trong lĩnh vực chống buôn lậu nếu như có sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng chức năng, giữa các quốc gia.
Trước khi bắt đầu chiến dịch, Liên minh Phòng chống tội phạm về các loài hoang dã toàn cầu (ICCWC), bao gồm cả Ban Thư ký Công ước Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa (CITES), Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Văn phòng Chống tội phạm và ma túy của Liên Hiệp quốc (UNODC), Ngân hàng thế giới (WB) và WCO đã tổ chức hội thảo đào tạo trong 2 ngày dành cho các nhân viên chức năng tham gia chiến dịch. Những người tham gia hội thảo đã được huấn luyện sử dụng các công cụ của các cơ quan đối tác của ICCWC. Chương trình đào tạo cũng được sự hỗ trợ của Nhóm công tác của Hiệp định Lusaka (LATF), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam về bảo vệ các loài hoang dã (ASEAN-WEN) và Mạng lưới bảo vệ các loài hoang dã Nam Á (SAWEN).
Hệ thống CENcomm của WCO đã được sử dụng phục vụ chiến dịch COBRA II trong trao đổi thông tin tình báo và điều phối các hoạt động. Nhóm điều phối chiến dịch được đặt tại hai địa điểm là Nairobi (Kenya) và Bangkok (Thái Lan). Các văn phòng tình báo khu vực của WCO tại châu Á- Thái Bình Dương và Đông- Nam châu Phi cũng đã cử chuyên gia tham gia điều phối tại 2 trung tâm chỉ huy. INTERPOL và Ban Thư ký CITES chịu trách nhiệm điều hành việc điều tra các vụ bắt giữ và thu thập, phân tích mẫu vật để giám định AND. Thời gian tới, Ban Thư ký CITES sẽ tổng kết chiến dịch và trao Bằng khen cho các cơ quan có thành tích nổi bật trong chiến dịch COBRA II./.
Nhật Minh