Xin ông cho biết đánh giá của ông về tình hình kinh tế năm 2017?ếViệtNamphảiđốimặtvớinhiềutháchthứlịch bóng đá trong nước Đâu là những ngành, lĩnh vực khởi sắc giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong năm qua, thưa ông?
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Mức tăng trưởng này khẳng định tính kịp thời, linh hoạt, phù hợp và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện.
Trong mức tăng 6,81% của toàn nền kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,0%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp 2,87 điểm phần trăm.
Ngoài ra, trong năm nền kinh tế còn đạt được một số thành quả nổi bật như: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD; xuất khẩu rau quả lập kỷ lục trên 3,5 tỷ USD. Thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 17,5 tỷ USD và số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục trên 120.000 doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở sự cải thiện về đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng có cải thiện, tuy chưa nhiều nhưng thể hiện xu hướng vốn đầu tư ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn. Hệ số sử dụng vốn (ICOR) của Việt Nam theo số liệu ước tính của năm 2017 là 6,10, thấp hơn các năm 2012 (6,76), năm 2013 (6,67), năm 2014 (6,29) và năm 2016 (6,42).
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức tác động tới tăng trưởng cho các năm tới. Xin cho biết nhận định của ông về vấn đề này?
Năm 2018 và các năm tiếp theo kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo đó, 10 nguy cơ rủi ro hàng đầu thế giới do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra là: nguy cơ xung đột quốc tế; thời tiết cực đoan; thất bại của hệ thống quản trị quốc gia; khủng hoảng hay sự sụp đổ của nhà nước; thất nghiệp hay bán thất nghiệp; thảm họa thiên tai; thất bại trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu; khủng hoảng nguồn nước; gian lận hay đánh cắp dữ liệu và các vụ tấn công mạng. Việt Nam phải đương đầu với 6 trong 10 loại rủi ro này.
Bên cạnh đó, mức năng suất lao động của Việt Nam rất thấp và chênh lệch năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự ra đời và áp dụng công nghệ mới, kết hợp kiến thức trong các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học... tạo ra xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất là thách thức vô cùng lớn, với nguy cơ tụt hậu mãi đối với những nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình như Việt Nam.
Ngoài ra, độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên phụ thuộc nhiều vào tổng cầu của thế giới. Chưa kể, còn nhiều thách thức từ những vấn đề trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam như: công nghệ thấp, đất đai tài nguyên đã được khai thác nhiều; tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng chậm, môi trường kinh doanh được cải thiện, các quy định về điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm nhưng vẫn còn rườm rà, tốn kém thời gian, sức lực của DN, người dân.
Theo ông, những yêu cầu nào cần đặt ra để phấn đấu trong năm 2018, góp phần thành công cho giai đoạn 2016-2020?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Năm 2018 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề quyết định việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi và đương đầu với các nhóm thách thức, trước mắt, để hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đã được Quốc hội thông qua; trong đó, GDP tăng từ 6,5-6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng kim ngạch XK tăng khoảng 7-8%..., Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương phải nhận thức đúng và đầy đủ những khó khăn, thách thức phía trước để kịp thời có các giải pháp khắc phục ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018.
Theo đó, cần tập trung vào đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Chính phủ và các Bộ, ngành cần xác định việc tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng cao năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Đồng thời, nghiên cứu thấu đáo nội hàm, phương thức vận hành của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ đó, đề xuất thực hiện cụ thể vào một số lĩnh vực ở một số địa phương để Việt Nam hòa chung vào dòng chảy của cách mạng công nghiệp trên thế giới.
Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần ổn định thị trường tiền tệ, hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát… Đồng thời, tăng cường kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm các luật thuế, phí và lệ phí; cải cách thủ tục hành chính về thuế; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại và nợ đọng thuế…
Ngoài ra, cần triển khai nhanh việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn này ngay từ những tháng đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, các dự án lớn, dự án quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo thực hiện và giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2018; đồng thời, cần có giải pháp khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm tới.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp chế biến sâu, phục vụ nông nghiệp; công nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch…
Xin cảm ơn ông!