【đội hình rcd mallorca gặp sevilla】Nhờ nền tảng FTA, xuất khẩu vực dậy sau đại dịch
Xuất khẩu nhiều tín hiệu khả quan
TheờnềntảngFTAxuấtkhẩuvựcdậysauđạidịđội hình rcd mallorca gặp sevillao thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), hiện trong số 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia, 13 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA sắp có hiệu lực và 2 FTA đang đàm phán. Những FTA này là đòn bẩy để xuất khẩu hàng hóa của nước ta gia tăng mạnh mẽ trong năm 2021.
Minh chứng, tính đến 15/2/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt được 38 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020…Song song với đó, ở chiều ngược lại, nhập khẩu cũng tăng 25%.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải, đa số nhóm các mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu cao từ đầu năm đến nay đều liên quan đến hàng tiêu dùng, sử dụng trong nhà trong bối cảnh đại dịch bùng phát như nhóm hàng đồ gỗ nội thất, máy móc thiết bị điện tử máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động…
Bên cạnh đó, nhóm hàng nông sản cũng tăng trưởng tốt. Trong đó, thủy sản là một trong những mặt hàng tăng tốc xuất khẩu ngay từ đầu năm 2021, đưa kim ngạch xuất khẩu bật tăng trở lại, trái ngược với sự sụt giảm trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại song phương Việt – Anh bứt phá ngoạn mục ngay sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực ngày 1/1/2021, với kim ngạch đạt 598,07 triệu USD trong tháng 1/2021, tăng 84.61% so với cùng kỳ.
Trong đó, một trong những ngành hàng có nhiều cơ hội nâng cao giá trị xuất khẩu, tỉ trọng trong cơ cấu thị trường thông qua nhiều ưu đãi về thuế quan trong UKVFTA là nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đạt 19,72 triệu USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ, riêng mặt hàng rau quả đạt 1,04 triệu USD, tăng 148.6%.
“Như vậy, có thể thấy, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt được mức tăng trưởng thực sự ấn tượng trong bối cảnh khó khăn bủa vây do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tạo động lực và nền tảng cho xuất khẩu năm 2021 đạt được những bước tăng trưởng đột phá”, ông Hải nhấn mạnh.
Giải pháp tận dụng hiệu quả FTA, vươn lên sau đại dịch
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng cũng có sự sụt giảm đáng kể. Trong đó điển hình là dệt may, da giày bởi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như EU, Mỹ....
Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm nay thị trường dệt may tiếp tục khó khăn do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Song, ngành dệt may Việt cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết như RCEP, EVFTA…Hiện các DN trong ngành đang nỗ lực để tận dụng hiệu quả.
“Theo đánh giá, 2021 – 2023 là giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, với nhiều sự sắp xếp lại chuỗi cung ứng và phương thức vận hành. Dự kiến đến giữa hoặc cuối năm 2023, thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng 2019”, ông Cẩm chia sẻ thêm.
Tương tự như ngành dệt may, các DN ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của DN và thúc đẩy xuất khẩu.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. Dự báo xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2021 trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt.
Trước mắt, để ổn định sản xuất, tận dụng được cơ hội từ các FTA, theo các chuyên gia kinh tế, DN xuất khẩu cần tập trung kết nối liên kết chuỗi cung ứng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, phát triển công nghiệp phụ trợ, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ và thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị. Song song với đó, chủ động đáp ứng các yêu cầu mới về môi trường và lao động, nhân lực; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu…
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, năm 2021 sẽ chứng kiến sự tác động rõ nét của các FTA đối với hoạt động xuất nhập khẩu của DN Việt. Do đó, các DN cần khẩn trương tổ chức sắp xếp lại chiến lược, định hướng về sản xuất kinh doanh, trang bị có mình kiến thức và năng lực để tận dụng được tối đa lợi thế từ các FTA./.
Tố Uyên