您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【lịch c3 châu âu】Đại biểu đề nghị ưu tiên kiểm soát bội chi, nợ công

Empire7772025-01-10 21:20:41【World Cup】8人已围观

简介Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp tổ ngày 25/6. Ảnh: H.YĐây là những khó lịch c3 châu âu

HT

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp tổ ngày 25/6. Ảnh: H.Y

Đây là những khó khăn trong điều hành được các đại biểu (ĐB) Quốc hội nêu ra tại phiên họp tổ chiều 25/5.

"Chi trong khả năng của nền kinh tế,Đạibiểuđềnghịưutiênkiểmsoátbộichinợcôlịch c3 châu âu vay trong khả năng trả nợ"

Đánh giá về nội dung Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2015, Báo cáo bổ sung NSNN năm 2016, các ĐB cơ bản nhất trí với các báo cáo Chính phủ, báo cáo thẩm tra. Bên cạnh đó, ĐB cũng chỉ ra những vấn đề khắc phục trong điều hành ngân sách.

Theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), những năm gần đây, chúng ta thường không đạt mục tiêu tăng trưởng, trong khi đó các chỉ tiêu dự toán lại tính theo giá trị GDP ước tính. Do đó, việc quyết toán thu tăng phản ánh sự không bền vững của nguồn thu, không hẳn xuất phát từ nội lực nền kinh tế mà do điều hành chính sách để đảm bảo nguồn thu. Bên cạnh đó, khi thu không đủ chi, để đảm bảo dự toán, chúng ta thường tăng khai thác dầu, tăng thu từ đất- là những nguồn thu không bền vững.

Một bất cập khác cũng được ĐB nêu là con số giải ngân ODA, dù đến thời điểm quyết toán nhưng vẫn chưa có con số chính xác. Đây là tồn tại trong quản lý đã kéo dài nhiều năm cần phải khắc phục.

Về tình hình NSNN năm 2016, đề cập đến khoản tiết kiệm dự phòng, ĐB cho rằng, nên ưu tiên cho bù đắp bội chi, giảm vay. Đối với một số địa phương hụt thu, ĐB nêu rõ Luật NSNN đã quy định trong điều kiện hụt thu thì phải điều chỉnh giảm chi, thay vì trông chờ ngân sách trung ương. “Tôi đề nghị trong lúc khó khăn như này, ưu tiên để bội chi không vượt trần phải là số 1”- ĐB Hàm nói.

Đối với năm 2017, một số ĐB đánh giá với tình hình GDP trong quý 1, khả năng hoàn thành mục tiêu là rất khó khăn. Khi đó, nếu nợ công, bội chi không có giải pháp sẽ khó kiểm soát được mức trần.

Do đó, để đảm bảo an ninh tài chính, cần có giải pháp quyết liệt. “Nếu có thể phải điều chỉnh cả GDP để điều chỉnh số được vay thì mới kiểm soát được trần bội chi, nợ công. Nhìn vào dự toán 2017, rõ ràng tình hình vay nợ, trả lãi đã đến mức gần chạm trần. Trong khi đó, nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội đã ghi rất rõ là chi theo khả năng của nền kinh tế, vay theo khả năng trả nợ”- ĐB Hoàng Quang Hàm nhấn mạnh.

Quản lý thuế chặt chẽ hơn, nợ đọng thuế giảm nhanh

Trước các lo ngại và đề xuất của ĐB, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ĐB Quốc hội tỉnh Ninh Bình cũng bày tỏ sự đồng tình, nhất trí. Theo Bộ trưởng, 11 chỉ tiêu hoàn thành trong tổng số 13 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2016 đều là chỉ tiêu liên quan đến chi ngân sách. Còn 2 chỉ tiêu xấp xỉ hoàn thành là GDP và xuất nhập khẩu lại là 2 chỉ tiêu liên quan đến thu ngân sách. Chính những khó khăn của nền kinh tế đã phản ánh vào bức tranh ngân sách như nêu trên.

BT
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: H.Y

Bộ trưởng cho biết, thời gian vừa qua, đã có nhiều nỗ lực trong điều hành để đảm bảo dự toán thu chi. Dự toán hoàn thuế GTGT ngày càng sát thực tế, năm 2016 cơ bản đảm bảo theo dự toán. Công tác quản lý thuế được tập trung cao độ, các giải pháp về cưỡng chế nợ đọng thuế được triển khai quyết liệt, đảm bảo công khai, minh bạch. Đến nay, số nợ đọng thuế có khả năng thu đã giảm mạnh, còn 3,1%/tổng thu nội địa, trong khi thông lệ quốc tế là 5%.

Một khoản chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nợ đọng thuế hiện nay là tiền phạt chậm nộp và số nợ không có khả năng thu (do người nộp thuế mất tích, DN phá sản…). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc đăng ký DN rất dễ dàng, nên bị nhiều người lợi dụng. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế khó khăn nên DN cũng khó có nguồn thu để nộp thuế. Từ đầu năm đến nay có 39.000 DN thành lập mới, thì con số DN phá sản, giải thể cũng lên tới khoảng 31.000.

“DN phá sản, đóng cửa thì số nợ thuế mất ngay, nhưng DN mới thành lập, để có nộp thuế có thể mất vài năm. Qua đây, chúng ta phải nhìn nhận thực tế để tìm giải pháp cho thực sự hiệu quả”- Bộ trưởng nói.

Năm 2016, riêng ngành Tài chính đã thanh kiểm tra trên 95.000 lượt DN, xử lý tài chính 37.400 tỷ đồng. Qua vấn đề này, Bộ trưởng cho rằng, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho DN, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí kinh doanh, cũng đồng thời đi cùng với việc kiểm soát, quản lý để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch.

3 kịch bản tài chính theo 3 kịch bản tăng trưởng

Liên quan đến quản lý nợ công, tán thành ý kiến của ĐB Hoàng Quang Hàm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết hiện nay Chính phủ đã đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng với mức từ 6% đến 6,7%. Bộ Tài chính cũng sẽ đưa ra 3 kịch bản cho tài chính để báo cáo Chính phủ. Cam kết điều hành ngân sách trong số tuyệt đối Quốc hội cho phép, nhưng Bộ trưởng cho biết, tỷ lệ bội chi và tỷ lệ nợ công tuỳ thuộc mẫu số là giá trị GDP; nếu GDP không đạt tỷ lệ này sẽ thay đổi.

Một trong những yếu tố khiến GDP khó đạt mức cao là tốc độ giải ngân vốn đầu tư năm nay tiếp tục chậm. Đến nay, chúng ta mới đạt 5.000 tỷ đồng/50.000 tỷ đồng vốn ODA kế hoạch của năm. Giải ngân chậm dẫn đến nợ đọng cao, thuế không thu được, GDP tăng chậm. GDP chậm lại ảnh hưởng đến điều hành ngân sách…

Do đó, Bộ trưởng đề nghị cần tìm ra điểm đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay, chẳng hạn như tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, nếu không sẽ rất khó khăn. “Ai cũng muốn tăng trưởng cao nhưng phải có sự liên thông, toàn diện mới giải quyết được vấn đề. Mong các ĐB Quốc hội cùng với Chính phủ chia sẻ, hiến kế tìm lối ra cho những khó khăn này”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Chia sẻ về những khó khăn trong điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu thực trạng, trong khi chúng ta còn nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được thanh toán thì các dự án đầu tư mới dù đã có tiền nhưng chưa thể tiêu được.

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị phải làm tốt công tác đánh giá, dự báo tình hình thế giới cũng như trong nước, có giải pháp quản lý chặt chẽ nợ công, giảm nợ xấu, giảm bội chi ngân sách./.

Hoàng Yến

很赞哦!(293)