【bxh thuy sy】ASEM chung tay hành động ứng phó biến đổi khí hậu

ASEM chung tay hành động ứng phó biến đổi khí hậu

Hội nghị nhằm triển khai sáng kiến của Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 tại Naypyidaw,ànhđộngứngphóbiếnđổikhíhậbxh thuy sy Myanmar, tháng 11 năm 2017. Đặc biệt, sáng kiến đã được 7 thành viên ASEM gồm Australia, Bỉ, Đan Mạch, Italy, Phần Lan, Hà Lan và Myanmar đồng bảo trợ.

Tham dự Lễ khai mạc Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Võ Thành Thống cùng lãnh đạo các Bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành, các sở, ngành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.

Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu đến từ 53 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn hợp tác Á-Âu, các tổ chức quốc tế, khu vực, lãnh đạo các bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Hội nghị sẽ góp phần quan trọng xây dựng những hướng hợp tác mới của ASEM về ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy "quan hệ đối tác toàn cầu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu", như chủ đề của Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 diễn ra tháng 10 sắp tới tại Bruxelles.

Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, những thách thức về biến đổi khí hậu với tần suất, quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng gay gắt đang cản trở các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển và an ninh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh ASEM với tư cách là Diễn đàn liên khu vực quan trọng hội tụ 53 thành viên của hai châu lục Á - Âu, động lực chính của tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo trong thế kỷ 21, có đầy đủ khả năng và trách nhiệm để tiên phong trong hiện thực hóa các cam kết về biến đổi khí hậu vì phát triển bền vững.

Phó Thủ tướng cho rằng ASEM cần xác định cách tiếp cận tổng thể, thống nhất trong nhận thức và hành động để gia tăng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững. Phó Thủ tướng đề nghị, với thế mạnh về vốn, công nghệ cao, ít phát thải, các thành viên phát triển trong ASEM cần hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư thông minh vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các thành viên ASEM phối hợp thúc đẩy sáng kiến của Việt Nam về hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa ra đại dương, được đưa ra và ủng hộ tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada vừa qua.

Là 1 trong những quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện các thỏa thuận khí hậu quốc tế trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, nhất là Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris.

Phó Thủ tướng đánh giá cao các quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và các chương trình hợp tác, hỗ trợ hiệu quả về tài chính, chuyển giao công nghệ mà nhiều thành viên ASEM đã dành cho Việt Nam. Các chương trình này đã hỗ trợ Việt Nam một cách thiết thực trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước, nâng cao năng lực giám sát và thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn lan rộng ở hạ lưu sông Mê Công, đồng thời nâng cao khả năng đóng góp của Việt Nam vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.

Các thành viên đồng sáng kiến như Australia, Bỉ, Myanmar, Đan Mạch đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội nghị của Việt Nam nhằm thảo luận một cách tổng thể vấn đề biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững. Nhiều thành viên đồng sáng kiến nhấn mạnh ASEM cần đóng vai trò tiên phong trong việc đóng góp vào nỗ lực toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs). Các thành viên cũng chia sẻ những thách thức nghiêm trọng mà Việt Nam, đặc biệt là 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đang phải đối mặt trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời nhất trí các thành viên phát triển trong ASEM cần hỗ trợ các thành viên đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngày sau Lễ Khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì Lễ khai trương triển lãm "Biến đổi khí hậu – Thách thức và cơ hội hợp tác Á – Âu".

Trong hai ngày 19 và 20 tháng 6, Hội nghị sẽ tiếp tục với 4 phiên thảo luận tập trung trao đổi các giải pháp gắn kết giữa hành động ứng phó biến đổi khí hậu với thực hiện SDGs, chia sẻ kinh nghiệm và các bài học thực tiễn, tăng cường sự tham gia của các thành phần trong xã hội nhằm ứng phó hiệu qua hơn với biến đổi khí hậu và định hướng hợp tác ASEM vì phát triển bền vững trong thập niên thứ ba.