【kết quả wolfsburg】Cho em chồng vay nửa tỷ mua nhà, giờ tôi thành kẻ gieo họa
Cách đây 3 năm,ồngvaynửatỷmuanhàgiờtôithànhkẻgieohọkết quả wolfsburg vợ chồng tôi làm ăn khấm khá nên có của ăn của để. Ngày đó, tôi rất hay nói chuyện với cô em dâu. Phận phụ nữ với nhau, tôi hiểu việc em phải sống chung với người mẹ chồng khó tính, căn ke, soi mói từng chuyện vặt là điều không dễ dàng.
Tôi từng sống chung với nhà chồng 3 năm trước khi em về làm dâu nên hiểu cảm giác ấy. Sau này, kinh tế vững, chúng tôi xin phép ra ngoài ở riêng. Dù mẹ chồng không mấy hài lòng nhưng cũng phải chấp nhận trước sự quyết đoán của tôi. Ra ngoài, cuộc sống tự do, vợ chồng tôi làm ăn càng phát đạt hơn.
Những ngày đó, tôi thường xuyên nghe em dâu kể về mẹ chồng. Có lần em còn khóc lóc nói không thể sống chung, muốn ra ngoài thuê nhà. Nhìn em gầy rộc, tôi cũng thương. Sáng nào em cũng phải đi làm từ 6h vì nhà chồng xa công ty. Những ngày em dâu có bầu, tôi càng thấy xót xa.
Tôi bàn với chồng cho em vay tiền mua căn hộ chung cư nhỏ để em có điều kiện ra ở riêng. Tất nhiên chồng tôi kiên quyết phản đối. Vì anh đã ra ngoài ở riêng nên muốn em trai phải ở đó phụng dưỡng bố mẹ. Nhưng tôi không từ bỏ mà còn rất nhiều lần nhắc lại chuyện đó. Tôi cho rằng anh là con trưởng còn ra ngoài ở riêng được tại sao lại ích kỉ không cho em trai có cuộc sống của riêng mình. Chuyện phụng dưỡng cha mẹ đâu cứ phải ở chung mới làm được?
Và “mưa dầm thấm lâu”, cuối cùng chồng tôi cũng gật đầu dù không thật vui vẻ. Tôi ngỏ ý cho em chồng vay tiền để mua căn hộ chung cư hơn 1 tỷ đồng. Nhưng ngày đó, em cũng chỉ có trong tay vài trăm triệu. Thế nên vợ chồng tôi cho em vay nửa tỷ, số còn lại em vay ngân hàng. Hai vợ chồng em cảm ơn anh chị rối rít.
Sau khi tìm xong căn hộ, hai đứa dọn ra ngoài ở riêng. Mẹ chồng tôi khóc lóc bao ngày vì lúc này bà mới nhận ra, bấy lâu nay bà quá khắt khe với con dâu, sống ích kỉ để con không muốn gần mẹ. Nhưng buồn nhiều cũng quen, sau hơn 1 năm, mẹ chồng tôi cũng chấp nhận chuyện đó và cho rằng con cái ra riêng sẽ trưởng thành hơn.
Năm năm nay, em chồng chưa lo được tiền trả nợ cho anh chị. Nhưng tôi cũng không nói một lời bởi tôi biết kinh tế của các em không dư dả. Nhưng chồng tôi bảo, phải nói các em trả theo năm, mỗi năm 50-100 triệu, để các em có động lực phấn đấu. Nếu không, hai em sẽ phụ thuộc vào anh chị. Và chồng tôi là người ra mặt nói chuyện đó.
Nhưng những năm gần đây kinh tế khó khăn, công ty phá sản nhiều cộng thêm việc nợ thu nhập, hai em chồng cũng lao đao. Các em nuôi con cái tốn kém nên vợ chồng tôi cũng lui lại việc nói các em trả nợ.
Tưởng vậy sẽ khiến các em cảm kích, nhưng không… Những ngày gần đây, tôi liên tục nghe được những câu chuyện không hay từ miệng em dâu nói với họ hàng nhà chồng. Em kêu kinh tế khó khăn lại phải gánh khoản nợ ngân hàng mấy trăm triệu ngày mua nhà. Bây giờ, em phải nai lưng kiếm tiền ăn, lo cho con ăn học vất vả vô cùng. Em hàm ý trách cứ vợ chồng tôi ngày đó nịnh nọt em, nói đủ thứ khiến hai em phải dọn ra ngoài ở riêng, vất vả đủ đường.
Bao năm nay, hai em phải thuê người đưa đón các con đi học. Tiền nợ mua nhà, tiền sinh hoạt các em cũng không gánh nổi. Trước đây, khi ở với mẹ chồng, cơm nước em không phải lo, một tháng đưa mẹ mấy triệu gom góp là xong. Em dâu cũng không phải bận lòng chuyện thuê người đón con vì có ông bà hỗ trợ. Em còn nói, cuộc sống ngày đó tuy có khó chịu nhưng so với bây giờ còn thoải mái hơn nhiều vì không bị quá áp lực kinh tế.
Nghe những điều này tôi thực sự choáng. Kinh ngạc hơn nữa, em dâu còn trách vợ chồng tôi không hỏi han khi các em khó khăn, trách anh chị không cho em vay thêm hoặc cho đứt luôn số tiền em từng vay. Lý do em đưa ra là: “Vợ chồng anh chị quá giàu, 500 triệu có là gì”.
500 triệu không phải là tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi sao? Em có hỏi những gia đình khác cho vay 5 năm, họ có lấy lãi tiền của người thân ruột thịt hay không? Tôi có ý tốt, muốn em ra ngoài ở riêng bởi em lúc nào cũng khóc lóc kêu than. Vậy mà giờ đây, tôi tự biến mình thành “tội đồ” trong mắt em và họ hàng nhà chồng.
Với tính cách này, món nợ 500 triệu kia tôi không biết có ngày nào đòi lại được. Biết vậy ngày trước tôi chẳng dại “làm ơn mắc oán”.
Độc giả giấu tên