【kq châu âu】Vì sao người chơi hoài nghi về Vietlott?
Hôm nay (22-5),ìsaongườichơihoàinghivềkq châu âu Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) dự kiến tổ chức trao thưởng gần 304 tỉ đồng cho người trúng giải độc đắc 1 (Jackpot1) loại hình Power 6/55 thuộc kỳ quay số mở thưởng ngày 5-5.
Nhiều nơi buộc công khai người trúng thưởng
Tuy Vietlott luôn công khai trao thưởng giải độc đắc nhưng nhiều người vẫn hoài nghi về các giải thưởng này. Bởi lẽ, hầu hết người nhận thưởng xuất hiện với hình thức đeo mặt nạ, không cung cấp danh tính, địa chỉ cụ thể… Trong khi đó, tại các quốc gia Âu - Mỹ, người trúng thưởng thường công khai hình ảnh, danh tính và vài năm mới có vé trúng giải độc đắc xổ số điện toán. Còn tại Việt Nam, giải độc đắc liên tục có vé trúng. Đơn cử, chỉ trong 2 tuần đầu của tháng 5-2018, có đến 3 vé trúng Jackpot với tổng số tiền trúng thưởng gần 333 tỉ đồng. Riêng các điểm bán hàng của Vietlott ở TP Cần Thơ có 5 lần bán vé trúng Jackpot, trong đó vé trúng 105 tỉ đồng (vé này không có người nhận thưởng) và vé trúng mới nhất là 42 tỉ đồng được bán ra vào ngày 19-5.
Bình luận các vấn đề này, luật sư - TS Bùi Quang Tín (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng các khâu giám sát, quay số mở thưởng tuy chặt chẽ nhưng do số tiền trúng thưởng quá lớn, đồng thời công nghệ và mạng lưới bán vé đều do Vietlott điều hành nên người dân có thể hoài nghi về tính xác thực của vé trúng giải độc đắc. "Tuy nhiên, tính hoài nghi này lại thiếu cơ sở bởi với nguyên tắc 45% doanh thu bán vé phải nộp vào ngân sách, đồng thời Vietlott là doanh nghiệp (DN) trực thuộc Bộ Tài chính nên theo tôi, không ai dám can thiệp vào hệ thống xổ số điện toán để đưa ra kết quả trúng thưởng theo ý chí của mình. Vì nếu điều này xảy ra, các thành viên điều hành Vietlott sẽ phải đối diện với vòng lao lý" - ông Tín nhận định.
Quy định hiện hành cho phép người trúng thưởng xổ số có quyền không công khai hình ảnh và danh tính
Theo ông Tín, tại Mỹ, pháp luật của một số tiểu bang quy định người trúng xổ số phải công bố danh tính, hình ảnh nhưng không ít tiểu bang khác lại cho phép người trúng không tiết lộ hình ảnh, danh tính. Pháp luật Việt Nam thì cho phép người trúng thưởng xổ số có quyền không công khai hình ảnh và danh tính nhằm bảo đảm an toàn tính mạng sau khi trúng thưởng.
Lãnh đạo Vietlott giải thích: Tại Mỹ, xác suất trúng thưởng xổ số điện toán là rất thấp. Cụ thể, vé số Mega Millions có xác suất 1/126 triệu, vé số Powerball có xác suất 1/292 triệu, đồng thời luật chơi của 2 loại vé này khá khắc nghiệt nên phải mất nhiều năm mới xác định được một người trúng độc đắc. Còn tại Việt Nam, do vé số Mega 6/45 có xác suất trúng 1/8 triệu, Power 6/55 xác suất trúng 1/29 triệu, cùng với yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên liên tục có người trúng Jackpot.
Cần hợp lý hơn
Theo quy định, nếu hết thời hạn lĩnh thưởng mà người trúng thưởng không xuất hiện thì DN kinh doanh xổ số điện toán được phép hạch toán vào thu nhập. Nhiều người cho rằng quy định này chưa hợp lý.
Thực tế cho thấy tại kỳ quay số mở thưởng ngày 29-12-2017, Vietlott đã xác định được 1 vé loại hình Mega 6/5 trúng giải độc đắc 105 tỉ đồng. Vé này được phát hành lúc 9 giờ 46 phút ngày 27-12-2017 tại một điểm bán hàng trên đường 3 Tháng 2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tuy nhiên, đến ngày 28-2-2018, khi thời hạn lĩnh thưởng (trong vòng 60 ngày kể từ khi có kết quả trúng thưởng) đã hết, chủ nhân của tờ vé số này vẫn không xuất hiện, Vietlott phải thông báo vé không còn giá trị lĩnh thưởng, xử lý số tiền trúng thưởng bằng cách hạch toán 105 tỉ đồng vào thu nhập khác của Vietlott.
Trước đó, 1 vé Mega 6/45 trúng độc đắc gần 38 tỉ đồng thuộc kỳ quay số ngày 30-4-2017 cũng không có người lĩnh thưởng. Số tiền này cũng được Vietlott hạch toán vào thu nhập khác của công ty. Sau đó, Vietlott trích lập các quỹ của DN theo quy định tại Nghị định 91/2015, phân bổ lợi nhuận còn lại cho các địa phương theo tỉ lệ doanh thu thực tế phát sinh trên địa bàn.
Theo quy định của Nghị định 122/2017 về các giải thưởng tích lũy xổ số tự chọn, nếu hết thời hạn lĩnh thưởng mà người trúng thưởng không đến nhận thì DN kinh doanh xổ số điện toán được phép hạch toán vào thu nhập khác của DN.
Theo PGS-TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, với quy định gần 55% doanh thu bán vé để chi trả cho người trúng thưởng và nếu không có người nhận thưởng thì số tiền này trở thành nguồn thu của Vietlott là chưa hợp lý. Bởi lẽ, với thu nhập này, Vietlott chỉ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN, số tiền còn lại trở thành lợi nhuận của công ty. Trong khi đó, số tiền trả thưởng là tiền của người mua vé không trúng giải. Còn trường hợp có vé trúng nhưng không có người nhận thưởng thì số tiền trúng thưởng đó không của riêng ai.
"Theo tôi, Bộ Tài chính nên điều chỉnh quy định về việc xử lý vé trúng thưởng không có người nhận nhằm tạo lập sân chơi xổ số công bằng. Số tiền của vé trúng đã hết thời hạn lĩnh thưởng nên cộng dồn vào các kỳ quay số tiếp theo hoặc nộp vào ngân sách nhà nước, phục vụ an sinh xã hội" - ông Bảo đề xuất.
Theo NLĐ