VHO - Tối 30.11,ếmạcLiênhoancamúanhạctoànquốcnămđợkết quả trận senegal tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ bế mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm – 2024 đợt 1 sau 9 ngày tranh tài của 13 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trên cả nước.
Liên hoan do Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.
Dự Lễ bế mạc có: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Nguyễn Tuấn Khanh; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Liên hoan....
Tại lễ bế mạc, thay mặt Hội đồng nghệ thuật, NSND Nguyễn Quang Vinh đánh giá, qua 189 tiết mục biểu diễn nghệ thuật của gần 1.000 nghệ sĩ thuộc 13 đơn vị nghệ thuật từ mọi miền đã hội tụ về Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2024, đợt 1đã tạo nên một bức tranh sinh động, đa sắc màu với những Thanh âm trầm bổng.
Liên hoan đã có một số chương trình ca múa nhạc được đầu tư xây dựng công phu từ kịch bản xuyên suốt, bám sát chủ đề của chương trình; ngay từ công tác biên tập cũng đã rất được coi trọng, lựa chọn tác phẩm phù hợp với năng lực, xây dựng các tác phẩm có nhiều yếu tố mới, trẻ trung mang tính thời đại, văn minh; xây dựng bố cục chặt chẽ với đủ các thể loại, biết kết hợp tương tác từ trang trí mỹ thuật, đạo cụ, hình ảnh, công nghệ...
“Các tiết mục tham gia Liên hoan đã luôn coi trọng và nâng cao yếu tố hấp dẫn, tính giải trí; biết tận dụng khai thác kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa các hình thái sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng với lối trình diễn của sân khấu dương đại, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Và đó cũng chính là điều kiện để các nghệ sỹ có cơ hội thăng hoa tỏa sáng ở từng phần diễn...”, NSND Nguyễn Quang Vinh nhấn mạnh.
Bên cạnh bức tranh sinh động của Liên hoan, theo NSND Nguyễn Quang Vinh vẫn còn những chương trình được xây dựng chủ yếu trên nền tảng có sẵn đã được sử dụng trong nhiều năm; chưa có sự đổi mới trong các khâu, từ kịch bản đến kết cấu chương trình, từ thiết kế mỹ thuật sân khấu đến xây dựng tác phẩm; chưa có sự sáng tạo, bứt phá tạo điểm nhấn hoặc mũi nhọn trong chương trình.
Ngoài ra, công tác đạo diễn chưa được phát huy đúng mức; có những tiết mục là ca khúc thì công đoạn phối khí dàn dựng âm nhạc, dàn dựng cho ca sĩ lại chưa được coi trọng, trong khi chỉ tập trung nhiều cho cho hình ảnh múa minh họa, thậm chí phần ca có những đoạn bị chênh, nên chất lượng tiết mục cũng bị ảnh hưởng.
Thay mặt Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan đánh giá, tổng kết về chuyên môn nghệ thuật đối với các phần thi tại Liên hoan, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan nhấn mạnh, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốclà hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp với tinh thần kế thừa và phát huy cũng như tôn vinh, quảng bá, các giá trị đặc sắc, độc đáo của nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam và tiếp thu chọn lọc tinh hoa nghệ thuật biểu diễn của thế giới, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tại Liên hoan lần này, các nghệ sĩ, diễn viên đã thể hiện được tài năng cũng như khát khao sáng tạo, cống hiến, đồng thời được giao lưu, trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Thông qua Liên hoan, cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã có thêm nhiều cơ sở để đánh giá đúng thực trạng hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay và sức sống của loại hình ca, múa, nhạc trong Nhân dân.
“Trải qua 09 ngày đêm biểu diễn, các nghệ sĩ, diễn viên đã đem đến cho khán giả yêu nghệ thuật nhiều cảm xúc, cái nhìn đa sắc màu và những ấn tượng sâu đậm. Các chương trình, vở diễn, tiết mục ca, múa, nhạc đem đến Liên hoan không chỉ thể hiện tinh hoa của nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam cũng như của thế giới, mà còn hàm chứa trong đó nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết.
Bên cạnh thành công của các chương trình, tiết mục, vở diễn, vai diễn dự thi được đầu tư công phu cả về nội dung và kỹ thuật trình diễn, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng cho rằng, vẫn còn một số phần thi chưa được đầu tư, quan tâm một cách bài bản dù là lý do chủ quan hay khách quan.
Một chương trình, tiết mục, vở diễn, vai diễn có chất lượng cao, ngoài việc có kịch bản, dàn dựng, biên tập âm nhạc, hòa âm, phối khí mới, có nhiều sáng tạo, điểm nhấn, cần đòi hỏi các nghệ sĩ, diễn viên biểu diễn phải có kỹ thuật cá nhân điêu luyện, phải tập luyện nhuần nhuyễn với nhau, cùng chung quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật và gắn với đặc trưng văn hoá vùng miền.
Thứ trưởng Tạ Quang Đông đề nghị, tại các Liên hoan Ca múa nhạc trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị chức năng phụ trách cũng như các đơn vị nghệ thuật cần tiếp tục quan tâm, đầu tư kỹ lưỡng về con người, vật chất và thời gian tập luyện cho các phần thi; có chính sách đãi ngộ đặc thù để thu hút, bồi dưỡng, đào tạo các lớp nghệ sĩ, diễn viên trẻ tài năng làm lực lượng kế cận sau này.
Tại lễ bế mạc, BTC đã trao 2 giải xuất sắc cho: Vở diễn opera ballet “Carnem” của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam và vở nhạc kịch “Giấc mơ Chí Phèo” của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long; 2 huy chương Vàng cho chương trình: “Con đường từ trái tim” của Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội và “Tổ chim bên sườn núi” của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Lạng Sơn; 3 huy chương Bạc cho chương trình và vở diễn: “Vĩnh Phúc – Quê hương tôi” của Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, “Lào Cai – Mạch nguồn chảy mãi” – Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh Lào Cai và “Bỉ vỏ - Cũng một kiếp người” của Đoàn ca múa Hải Phòng.
Đồng thời, BTC cũng trao 24 huy chương Vàng và 42 huy chương Bạc cho các tiết mục, diễn viên; 7 giải xuất sắc cho các thành phần sáng tạo, gồm: Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc; tổng đạo diễn xuất sắc; nhạc sĩ xuất sắc; chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch xuất sắc; hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc; tác giả kịch bản xuất sắc; diễn viên hát chính xuất sắc tham gia liên hoan.