Cụ thể tại khu vực Đông Bắc Á,ánggầnnghìnlaođộngđilàmviệcởnướcngoàsanfrecce – avispa số lao động đi làm việc là 80.472 người, chiếm tỷ trọng 91,39% tổng số đưa đi, tăng 2,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Đài Loan là 47.117 người, giảm 13,83% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có giảm nhưng quy mô lao động đi làm việc tại nước này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác (chiếm 59,55% số lao động đưa đi trong khu vực và 53,51% so với tổng số lao động đưa đi trong 9 tháng đầu năm 2016).
Bình quân thị trường này mỗi tháng tiếp nhận 5.235 lao động. Riêng tháng 9, Đài Loan tiếp nhận 5.593 người, giảm 9,67% so với tháng 8. Các thị trường khác như Nhật Bản có số lao động đi làm việc là 26.957 người, Hàn Quốc với 6.161 người và Macao là 227 người.
Khu vực Đông nam Á có 1.891 lao động Việt Nam đi làm việc, chiếm 2,15% tổng số lao động đưa đi, giảm 60,66% so với cùng kỳ năm trước. Lao động sang làm việc tại Malaysia có quy mô tiếp nhận lớn nhất với 1.868 người, bình quân mỗi tháng thị trường này tiếp nhận 208 lao động.
Thị trường các nước khu vực Trung Đông và Châu Phi tiếp nhận 4.419 lao động, chiếm 5,02% tổng số lao động đưa đi, tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng đầu năm các doanh nghiệp chỉ cung ứng lao động cho 4 thị trường có số lượng đáng kể đó là: UAE, Ả Rập Xê – út, Quatar và Isarel.
Còn lao động đi làm việc tại các nước Châu Phi là 996 người, chiếm 1,13% tổng số lao động đưa đi, giảm 35,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ có 3 thị trường tiếp nhận lao động là: Algieri, Mozambic và Togo.
Tại các thị trường khác, số lao động đưa đi là 271 người, chiếm 0,31% tổng số đưa đi. Trong đó thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận 135 người, CH Sip 27 người, Hoa Kỳ 24 người, Belarusia 14 người và Italia 23 người. Hiện số lao động này có việc làm ổn định và thu nhập tốt.
Trong số 24 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, chỉ có 5 thị trường tiếp nhận với quy mô từ 1.000 lao động trở lên là: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Ả Rập Xê – út. Quy mô tiếp nhận tại 2 thị trường Đài Loan và Nhật Bản chiếm 92,05% tổng số lao động đưa đi khu vực Đông Bắc Á và chiếm 84,13% tổng số lao động đưa đi các thị trường, trong đó Nhật Bản là thị trường có tốc độ gia tăng cao hơn.
Theo Vamas, xu hướng trong các tháng tới các thị trường này vẫn tiếp tục có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường một số nước khu vực Trung Đông cũng có xu hướng tăng dần quy mô tiếp nhận lao động./.
Mai Đan