【cúp afc châu á】Nhật, Mỹ, Hàn triển khai tàu khu trục quanh Bình Nhưỡng
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (SDF) đã bắt đầu triển khai các tàu khu trục và tên lửa để sẵn sàng đánh chặn tên lửa phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên,ậtMỹHagraventriểnkhaitagraveukhutrụcquanhBigravenhNhưỡcúp afc châu á theo lệnh của Bộ trưởng quốc phòng Naoki Tanaka ngày 3-4.
Một tàu khu trục Nhật Bản có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis SM-3 |
Báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun cho biết SDF bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa đất đối không PAC-3 ở bảy địa điểm thuộc quần đảo Okinawa và khu vực trung tâm Tokyo, kèm theo ba tàu khu trục có trang bị tên lửa đánh chặn Aegis.
SDF có kế hoạch theo dõi sát sao đường đi của tên lửa đẩy mà CHDCND Triều Tiên khẳng định là mang theo một vệ tinh, để đối phó với mọi bất trắc, theo lời tướng Shigeru Iwasaki - tham mưu trưởng hội đồng tham mưu liên quân SDF.
Lực lượng hải quân Hàn Quốc huy động tàu khu trục "Kinh Sejong”, vốn được sử dụng vào năm 2009 khi CHDCND Triều Tiên bắn thử tên lửa Taepodong-2.
Mỹ sẽ điều động 5-6 tàu khu trục từ hạm đội 7 di chuyển đến Hoàng Hải, căn cứ Okinawa (Nhật Bản) và vùng biển gần Philippines.
Nhật Bản cũng sẽ nhận được các thông tin trực tiếp từ Bộ tư lệnh phòng vệ không gian Bắc Mỹ của đồng minh Hoa Kỳ đặt tại Colorado về việc chuẩn bị, quá trình phóng và đường đi của tên lửa mang vệ tinh. Thông tin sẽ được chuyển đến Bộ chỉ huy phòng không thuộc không quân SDF đặt tại căn cứ không quân Yokota, Tokyo.
Các rađa và hệ thống định vị vệ tinh Nhật - Mỹ sẽ theo dõi tên lửa của CHDCND Triều Tiên ngay khi nó được phóng đi cho tới tận miền đông Philippines. Tư lệnh Bộ chỉ huy phòng không Nhật Bản sẽ là người quyết định cuối cùng về việc có đánh chặn tên lửa hay không.
Yomiuridẫn lời các chuyên gia nói việc đánh chặn sẽ không cần thiết nếu tên lửa đẩy đi đúng theo lịch trình mà Bình Nhưỡng thông báo, 500km trên bầu trời đảo Ishigakijima. Tuy nhiên, việc đánh chặn sẽ được cân nhắc nếu tên lửa hay các phần rời có khả năng rơi xuống lãnh thổ hay lãnh hải Nhật Bản vì vụ phóng thất bại.
Nếu hệ thống đánh chặn Aegis SM-3 không thể cản tên lửa bên ngoài khí quyển Trái đất, hệ thống PAC-3 sẽ được huy động để bắn rơi tên lửa trong khoảng cách hơn 10km cách mặt đất, theo lời ông Hideaki Kaneda, giám đốc Viện nghiên cứu quốc phòng Okazaki. Trước đó, Nhật Bản và Mỹ đã thử thành công 18 trong 22 lần tập trận bắn đạn thật dùng tên lửa SM-3.
Philippines thông báo vùng cấm bay
Trước đó ngày 3-4, nhà chức trách hàng không Philippines đã thông báo về việc áp đặt vùng cấm bay từ ngày 12 tới 16-4, khoảng thời gian mà CHDCND Triều Tiên dự kiến phóng tên lửa mang vệ tinh. Báo The Philippine Stardẫn lời các nhà chức trách nói mảnh vỡ từ tên lửa đẩy và các phần rời có thể rơi xuống vùng trời nước này và đe dọa các hoạt động hàng không.
Theo thông báo từ Bình Nhưỡng, một số phần rời của tên lửa đẩy sẽ rơi ở khu vực cách bờ biển tỉnh Cagayan thuộc đảo Luzon của Philippines 190km về phía đông. Joy Songsong, người phát ngôn của Cơ quan hàng không dân sự Philippines, cho biết cảnh báo đã được gửi cho nhiều hãng hàng không, bao gồm Korean Air, Japan Airlines, Singapore Airlines, All Nippon Airways, Garuda Indonesia và Philippines Airlines, về việc các máy bay không được phép hoạt động trong vùng trời này từ 5g ngày 12-4 tới 13g ngày 16-4. Ít nhất 20 chuyến bay đi qua vùng trời này mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng, theo bà Songsong.
Trước đó, Philippines đã nhiều lần phản đối và hối thúc CHDCND Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng vệ tinh. Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin lên tiếng lo ngại vào ngày 3-4, bởi lẽ Bình Nhưỡng chưa bao giờ có một vụ phóng thử hoàn chỉnh. Phần rời thứ nhất của tên lửa đẩy dự kiến rơi ngoài khơi Hoàng Hải ở miền nam Hàn Quốc, phần rời thứ hai ở Thái Bình Dương gần Luzon.
“CHDCND Triều Tiên chưa bao giờ thành công trong các lần phóng trước đó - ông Gazmin nói - Nó có thể lạng sang trái hoặc phải. Nếu đi chệch quỹ đạo, các mảnh vỡ có thể rơi vào lãnh thổ nước ta, nên chúng ta phải sẵn sàng… Sẽ không sao nếu mảnh vỡ nhỏ, nhưng nếu nó lớn như một chiếc xe hơi thì sao? Chúng ta sẽ gặp rắc rối đấy”.
(Theo TTO)