Empire777

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại các trạm y tế phường, xã trên địa bàn TP. HuếSạt nghiệp khi mắc bệnh kèo nhà cái anh

【kèo nhà cái anh】Viện phí tăng, đừng để "nước đến chân mới nhảy"

Tiêm chủng mở rộng cho trẻ tại các trạm y tế phường,ệnphítăngđừngđểnướcđếnchânmớinhảkèo nhà cái anh xã trên địa bàn TP. Huế

Sạt nghiệp khi mắc bệnh nan y

Chị Bùi Thị Mân ở phường Kim Long (TP. Huế), có chồng đang điều trị tại Bệnh viện Hoàng Viết Thắng thẫn thờ vì viện phí quá cao. Chị Mân cho biết: “Trước vợ chồng tôi kinh doanh buôn bán tại TP. Hồ Chí Minh, ra Huế hơn một tháng nay, chưa kịp mua thẻ BHYT tự nguyện thì chồng tôi bất ngờ bị tai nạn lao động gãy chân, phải điều trị dài ngày. Anh ấy không may khi đổ bệnh đúng thời điểm giá viện phí tăng. Tiền viện phí lên đến 50 triệu đồng nên bao vốn liếng phải đem ra chữa bệnh”. Gia đình chị Mân ở trong cảnh “mất bò mới lo làm chuồng” khi cấp tốc mua thẻ BHYT, song phải mất một thời gian nữa theo quy định mới được hưởng quyền lợi.

Tại Bệnh viện TW Huế, bệnh nhân không có thẻ BHYT đang điều trị chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng những người làm ở văn phòng đại diện nước ngoài do chủ quan không mua thẻ BHYT, chỉ mua bảo hiểm thương mại nên gặp khó khăn khi bỏ ra một số tiền khá lớn để điều trị các bệnh nan y... Anh H.V.N, kế toán của một dự án giúp đỡ trẻ em ở TP. Huế, bộc bạch: "Khi nghe tin mình bị suy thận, tôi suy sụp hoàn toàn. Tiền bạc hao tốn, không biết mấy cho đủ. Mỗi lần chạy thận lên đến chục triệu đồng, chưa kể đến việc đi lại, ăn nghỉ, thuốc men kèm theo. Tôi lại phải tìm đến các nhà hảo tâm để xin giúp đỡ”.

Ngay cả những người có thẻ BHYT cũng gặp khó khi phải thanh toán 20% viện phí. Tại các bệnh viện tuyến huyện, thành phố, vẫn có tình trạng bệnh nhân trốn viện do không trả nổi viện phí (chiếm tỷ lệ 2%). Ông Võ Khánh Bình, Giám đốc BHXH Thừa Thiên Huế, phân tích: "Điểm khác nhau giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ BHYT là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm. Với trên 1.900 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá (tăng khoảng 20 - 30%) nhưng số tiền tuyệt đối của nhiều dịch vụ lên tới hàng trăm nghìn đồng, thậm chí cả triệu đồng cho một lần chỉ định, do đơn giá dịch vụ kỹ thuật vốn đã có kết cấu chi phí cao".

Bệnh viện phải tự chuyển mình

Thừa Thiên Huế là một trong năm tỉnh, thành trên cả nước có tỷ lệ người dân tham gia BHYT cao, khoảng trên 93%. Người nghèo và cận nghèo đã được cấp thẻ BHYT nên đối tượng này không bị ảnh hưởng. Hơn nữa, người dân đã bắt đầu quan tâm, lo lắng trước thông tin viện phí tăng nên chủ động tham gia, nhất là những hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có thu nhập theo mùa vụ và đối tượng sinh viên nhằm hạn chế rủi ro khi nằm viện. Tính đến tháng 9/2017, toàn tỉnh có thêm 20.800 người tham gia BHYT (tăng 1,94%).

Giá viện phí tăng do các bệnh viện công lập sẽ chính thức tự chủ nguồn kinh phí. Bệnh viện phải tự tính toán để giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, như trả lương cho bác sĩ, mua sắm thiết bị y tế… Ông Trương Như Sơn, Giám đốc Bệnh viện huyện Phú Vang, cho hay: "Nguồn thu các bệnh viện sẽ phải phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân đến khám. Thế nên, bệnh viện phải tự chuyển mình, thay đổi từ nhận thức đến hành động, xem người bệnh chính là khách hàng. Bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu, như phát triển về chuyên môn kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và khám chữa bệnh… để người bệnh không đi khám ở các bệnh viện tuyến trên".

Mới đây, một số cán bộ hưu trí phường Tây Lộc (TP. Huế) bày tỏ: “Khi các bệnh viện được khuyến khích tự chủ tài chính, các ngành liên quan cũng cần có những quy định về mức giá chuẩn xác, minh bạch để hạn chế việc bệnh viện dùng cơ sở vật chất công để “bắt buộc” người bệnh sử dụng các dịch vụ y tế cao, đắt tiền, lạm dụng nhiều kỹ thuật cao, thuốc đắt... ”. Rõ ràng, thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ y tế sẽ tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ và người không có thẻ BHYT. Thế nhưng, đi kèm theo đó, cũng cần có hành lang pháp lý để quy định chặt chẽ các điều kiện khám, chữa bệnh, điều trị, bảo vệ người bệnh. Khi đó, người dân mới thực sự thấy lợi ích của BHYT để tham gia, hạn chế chi trả từ tiền túi nếu chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo.

Bài, ảnh: HUẾ THU

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap