Bình Phước có 3 con sông lớn chảy qua là Sài Gòn,ểnbềnvữngnguồnlợithủysảxem tt bóng đá Đồng Nai và sông Bé cùng hệ thống kênh mương, lòng suối. Ngoài ra, tỉnh còn có 3 hồ thủy điện là Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng cùng 60 hồ chứa của các công trình thủy điện, thủy lợi lớn nhỏ. Nhờ lợi thế này, Bình Phước hiện có 28.300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó hoạt động nuôi cá lồng bè trong các hồ chứa chiếm tỷ lệ lớn.
Thả cá giống để tăng nguồn lợi thủy sản là việc làm cần được thực hiện thường xuyên
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 50 hộ nuôi cá bè với trên 230 bè cá, trong đó huyện Bù Đăng nuôi nhiều nhất với 20 hộ. Năm 2017, sản lượng thủy sản cả tỉnh đạt 6.250 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 5.800 tấn, còn lại là đánh bắt tự nhiên. Năm 2018, sản lượng thủy sản của tỉnh chỉ đạt 5.700 tấn, trong đó 5.235 tấn nuôi trồng. Dự kiến giai đoạn 2016-2018, tổng sản lượng thủy sản từ hoạt động nuôi trồng ở Bình Phước đạt khoảng 16.737 tấn. Hoạt động nuôi thủy sản trong lồng bè đang tập trung chủ yếu tại các hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Tân Lập và hồ thủy lợi Phước Hòa. Riêng các công trình thủy lợi nhỏ và hồ chứa khác đang phát triển theo hình thức nuôi thả là chính. Số lồng nuôi cá trên địa bàn tỉnh tăng theo các năm nhưng sản lượng không ổn định. Nguyên nhân là do đầu mùa mưa bã hữu cơ và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trôi chảy làm ô nhiễm nguồn nước dẫn tới cá bị bệnh rồi chết... Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thủy sản trong tỉnh vẫn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành những vùng chuyên canh lớn nên năng lực sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều hạn chế.
Từ năm 2012 đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã thả 17,9 tấn cá giống các loại và 319.560 con cá lăng nha vào các hồ. Riêng năm 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thả 3,2 tấn cá giống các loại và 27.150 con cá lăng nha. Tổng cục Thủy sản cũng đã hỗ trợ Bình Phước 15 ngàn con cá lăng nha để thả vào hồ chứa nước Đồng Xoài (xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú). Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh tư vấn xây dựng 15 mô hình tổ nghề cá cộng đồng với 490 thành viên tham gia. Toàn tỉnh hiện có 5 khu bảo vệ thủy sản với tổng diện tích gần 4.500 ha.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý, không khai thác bằng ngư cụ cấm như lưới mắt nhỏ, đăng chắn, xung điện, hóa chất... theo kiểu tận diệt được thực hiện tại các làng bè, hộ nuôi. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2912/QĐ-UBND ngày 31-12-2014 về phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020. Theo đó, chương trình hướng đến việc khai thác hiệu quả tiềm năng để phát triển thủy sản theo hướng ổn định, bền vững gắn với bảo vệ quốc phòng - an ninh. Đẩy mạnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển các lĩnh vực trong ngành như nuôi trồng, khai thác và cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá. Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để phát triển với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% hồ chứa lớn được phục hồi, duy trì nguồn lợi thủy sản, nâng cao dần sản lượng thông qua việc thả cá bổ sung và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh hỗ trợ kinh phí mua thả con giống, tạo điều kiện cho thảm thực vật, rong rêu phát triển để làm nguồn thức ăn trong tự nhiên. Thủy sản tại các khu bảo vệ là vùng cấm khai thác để sinh sản và phát tán ra các hồ, sông, suối - nơi ngư dân được phép khai thác.
Bình Phước hiện có 1 trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt cấp I với năng lực trên 10 triệu con giống các loại/năm, phục vụ khoảng 20% nhu cầu của địa phương. Trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020, Bình Phước phấn đấu đạt tổng sản lượng thủy sản khoảng 40.000 tấn. |
Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra là tại các dự án phát triển nguồn lợi thủy sản được triển khai dựa vào cộng đồng, người dân tự thành lập và quản lý nhưng ý thức của một số ít trong cộng đồng chưa cao nên hiệu quả phát triển nguồn lợi thủy sản chưa bền vững, chưa tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và chưa tạo sức hút mạnh về lao động. Việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật còn gặp khó khăn, cơ sở vật chất và trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ cao. Một số cơ chế, chính sách chưa sát với điều kiện thực tiễn; chưa có sự liên kết giữa hộ nuôi với doanh nghiệp chế biến. Hộ nuôi thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, con giống, thức ăn. Việc áp dụng công nghệ nuôi không đồng bộ, khả năng rủi ro cao. Đặc biệt, tình trạng khai thác tận diệt và sử dụng chất cấm trong thức ăn chưa được kiểm soát... là những rào cản trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ở tỉnh ta hiện nay.
Để khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, tỉnh cần tăng cường quản lý chất lượng giống, kiểm soát tốt bệnh dịch. Ngăn chặn và xử lý dứt điểm các hoạt động đánh bắt tận diệt; kêu gọi cộng đồng chung tay tái tạo nguồn lợi thủy sản; khuyến khích nuôi cá lồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, sản xuất giống hay chế biến xuất khẩu để khai thác hiệu quả tiềm năng của tỉnh.
T.Phong