【kqbd dortmund】Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “Cuộc chiến” không ngừng nghỉ

 Trưởng ban Quản trị chung cư Aranya, phường Xuân Phú đã bị Công an TP. Huế bắt giữ về tội “tham ô tài sản” 

Môi trường nào cũng có thể xảy ra tham nhũng, tiêu cực

Mới đây, một Trưởng ban Quản trị chung cư Aranya, phường Xuân Phú đã bị Công an TP. Huế bắt giữ về tội “tham ô tài sản”. Kết quả điều tra của Công TP. Huế, cho đến ngày bị bắt, Phạm Hoàng Liên (SN 1983) là Trưởng ban Quản trị chung cư Aranya, phường Xuân Phú đã nhiều lần xin tạm ứng và nhận kinh phí bảo trì của chủ đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng.

Ngoài việc Liên sử dụng nguồn tiền này từ phục vụ sửa chữa các hạng mục của tòa nhà bị hư hỏng và phòng, chống bão lụt, y còn chuyển vào tài khoản cá nhân và tạm ứng hơn 68 triệu đồng. Tiến hành khám xét nơi ở của Liên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế thu giữ nhiều tài liệu Liên khai khống và chi tiêu nhưng không chứng minh được mục đích bảo trì, sửa chữa chung cư.

Người dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhớ vụ việc 4 đối tượng là lãnh đạo, nhân viên của Công ty CP Cơ khí và Xây dựng công trình 878 (có địa chỉ tại TX. Hương Thủy) đã bị lực lượng công an bắt giữ vì tội tham ô tài sản. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định, từ năm 2016 đến năm 2018, các đối tượng đã có hành vi lập khống hồ sơ, hợp thức chứng từ kế toán để rút hơn 34 tỷ đồng của Công ty CP Cơ khí và Xây dựng công trình 878.

Thống kê của ngành chức năng, từ đầu năm 2024 đến nay, cơ quan cảnh sát điều tra các cấp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và khởi tố 8 vụ/10 bị can; trong đó, số cũ 4 vụ/6 bị can, phục hồi án 1 vụ/1 bị can; số mới 3 vụ/3 bị can; đã kết thúc điều tra 3 vụ/3 bị can và hiện đang tiếp tục điều tra 5 vụ/7 bị can. Qua công tác điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra các cấp đã thu hồi nhiều tài sản tham nhũng có giá trị.

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp thụ lý 5 vụ/9 bị can; trong đó, số cũ 1 vụ/4 bị can; số mới 2 vụ/3 bị can; phục hồi 1 vụ/1 bị can; Tòa án nhân dân trả hồ sơ điều tra bổ sung 1 vụ/1 bị can. Tòa án nhân dân hai cấp thụ lý mới 4 vụ; trong đó, 1 vụ cũ chuyển sang, 3 vụ mới thụ lý, giải quyết 1 vụ/1 bị cáo. Hiện, Tòa án nhân dân tỉnh đã trả hồ sơ giải quyết 1 vụ/1 bị cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh để điều tra bổ sung…

Điểm qua các vụ việc và từng con số trên để thấy, PCTN, TC không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với lực lượng chức năng. Đối tượng tham ô, tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường. Môi trường nào cũng có thể xảy ra tham ô, tham nhũng; từ tham ô nhỏ, đến tham ô, tham nhũng với số tiền lớn.

Thực tế thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, số vụ việc tham ô, tham nhũng lớn mà ngành chức năng phát hiện, xử lý tuy ít, nhưng tình trạng “tham nhũng vặt” lại khá phổ biến. Hầu như ở lĩnh vực nào “tham nhũng vặt” cũng có thể “xâm nhập, len lỏi”.

“Tham nhũng vặt” là tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, gợi ý, lót tay, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu.

Mặc dù giá trị vật chất do “tham nhũng vặt” mà có thường không lớn, nhưng những biểu hiện, hành vi này nếu không được nhận diện, phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây bức xúc với xã hội, làm sai lệch giá trị chuẩn mực trong hệ thống các cơ quan công quyền; giám sút niềm tin của Nhân dân vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Báo cáo của UBND tỉnh gửi HĐND tỉnh về kết quả hoạt động PCTN, TC năm 2023 cho thấy, UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện đầy đủ các biện pháp PCTN, TC; xác minh, điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật đối với các vụ án tham nhũng. Vai trò giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan dân cử, mặt trận, đoàn thể, báo chí và người dân trong đấu tranh PCTN, TC được tăng cường, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra và giám sát ở tỉnh hiệu quả chưa cao, trong khi hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp.

Năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu Thanh tra tỉnh phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, hành vi TN, TC phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo bảo đảm đúng quy định.

PCTN, TC là cuộc chiến liên tục, không ngừng nghỉ. Các cơ quan, đơn vị chuyên môn cần tập trung mạnh mẽ hơn nữa trong công tác kiểm tra, giám sát. Người đứng đầu phải chọn các lĩnh vực, các vị trí dễ phát sinh, nhất là những vị trí giải quyết nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để chủ động kiểm tra, giám sát. Từng cấp, ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh tăng cường giải pháp để cải cách thủ tục hành chính; tập trung số hóa thủ tục để hạn chế tối đa việc người dân phải tiếp xúc trực tiếp với cán bộ.

Nhiều giải pháp cũng đã được triển khai, kể cả luân chuyển, thay đổi vị trí công tác, bộ phận phụ trách để PCTN, TC và ngăn ngừa “tham nhũng vặt”. Tuy vậy, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức, trách nhiệm của người lãnh đạo, của cán bộ, đảng viên được phân công trực tiếp thực hiện công việc. Nếu xây dựng được một đội ngũ cán bộ tâm huyết, đạo đức, luôn ý thức việc phục vụ Nhân dân là bổn phận bình thường trong công việc của mình thì hình ảnh của cán bộ, công chức trong mắt người dân sẽ tốt hơn, sẽ ngăn chặn được tình trạng TN, TC và “tham nhũng vặt”.