【top ghi bàn c1 mới nhất】Buôn lậu gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp

buon lau gian lan thuong mai van dien bien phuc tap

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Q.H

Buổi họp báo có 40 phóng viên,ônlậugianlậnthươngmạivẫndiễnbiếnphứctạtop ghi bàn c1 mới nhất nhà báo của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội tham dự.

6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 88.564 vụ việc vi phạm (bằng 93,71% so với cùng kỳ năm 2016), thu nộp nâng sách 7.949,6 tỷ đồng (tăng 40,44% so với cùng kỳ năm 2016), khởi tố 1.189 vụ đối với 1.372 đối tượng.

Riêng lực lượng Hải quan qua công tác chống buôn lậu, thanh tra, kiểm tra sau thông quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 11.249 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách 1.069,2 tỷ đồng; khởi tố hình sự 20 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 38 vụ.

Lực lượng Thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 23.095 doanh nghiệp; tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 6.259,6 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết, trên tuyến biên giới đường bộ, hàng hóa vi phạm tập trung nhiều vào nhóm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng có thuế suất cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép quản lý chuyên ngành, hàng vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng cấm: Ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, nước giải khát, đường cát, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tươi sống, gia cầm, gia súc và sản phẩm của gia cầm, gia súc, nông lâm sản, đồ điện tử, điện lạnh, vải, quần áo may sẵn, giầy, dép, hàng tiêu dùng các loại...

Trên tuyến biển, cửa khẩu cảng biển, cảng sông quốc tế nổi lên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu tại vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang...

Tại các cảng hàng không, bưu điện quốc tế, ma tuý, sản phẩm của động vật hoang dã quý hiếm, ngoại tệ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, thiết bị công nghệ, rượu ngoại, thuốc lá điếu ngoại, xì gà... được cất giấu trong người, trong hành lý, valy, quần áo tư trang, không khai báo hải quan khi xuất cảnh, nhập cảnh; tách bill, chia nhỏ số lượng hàng, gửi về nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận; lợi dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để hợp thức hàng lậu, hàng cấm...

Trong nội địa, tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

Ông Đàm Thanh Thế cũng thẳng thắn nhìn nhận, kết quả công tác còn chưa tương xứng với tình hình thực tế hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đang diễn ra hết sức phức tạp. Những tồn tại này gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đe dọa sức khỏe cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã...

Để tạo được chuyển biến trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, 6 tháng cuối năm 2017, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

buon lau gian lan thuong mai van dien bien phuc tap

Phóng viên Báo Dân Trí đặt câu hỏi trong buổi họp báo.

Trong đó, triển khai, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, kiên quyết không có vùng cấm trong công tác này…

Song song với đó, các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện có kết quả các giải pháp đã đề ra về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới phương thức, quy trình quản lý để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cân đối cung-cầu thị trường hàng hóa trong nước.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương phải kiện toàn các lực lượng chức năng rà soát, bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất vào các vị trí, địa bàn phù hợp năng lực, sở trường công tác; chủ động rà soát, phân loại, đề xuất kiến nghị xử lý nhanh, kịp thời các văn bản còn bất cập, sơ hở đang bị các đối tượng lợi dụng để vi phạm; tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ, công chức, chiến sỹ các lực lượng chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến hoạt động buôn lậu xăng dầu trên biển, Cục trưởng Cục Pháp luật và Nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Trần Văn Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, xử lý 16 vụ/31 tàu buôn lậu xăng dầu; thu giữ trên 5 triệu lít dầu DO, trị giá ước tính 75 tỷ đồng; tăng 3,5 triệu lít dầu DO so với cùng kỳ năm 2016. Đối với việc tàu nước ngoài cung ứng nhiên liệu cho các tàu hoạt động nghề cá trên lãnh thổ Việt Nam là hành vi bất hợp pháp trong khu vực đặc quyền kinh tế, vi phạm pháp luật Việt Nam.

Chính phủ đã ban hành các quy định đảm bảo đóng mới tàu thuyền, cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá, một số doanh nghiệp mua dầu trong đất liền, bán lại cho các tàu cá phải nộp thuế theo quy định. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lợi dụng dịch vụ hậu cần nghề cá, sau khi bán hết dầu đã cập mạn mua dầu của tàu nước ngoài, bán lại cho ngư dân hòng trốn tránh sự kiểm soát của các lực lượng: Thuế, Quản lý thị trường... Ngoài ra, vì lợi nhuận cao, một số tàu cá Việt Nam hoán cải thành tàu chở dầu; tàu cá trực tiếp mua dầu của các tàu nước ngoài.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến tình hình buôn lậu đường tại khu vực biên giới các tỉnh phía Nam, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, các tỉnh biên giới phía Nam đã phát hiện, xử lý 1.559 vụ vi phạm, thu giữ 2.682 tấn đường.

Tháng 5/2017, Văn phòng Thường trực đã thành lập Đoàn công tác liên ngành gồm các lực lượng: Hải quan, Cảnh sát biển, Công an và Văn phòng Chính phủ đã khảo sát tình hình buôn lậu đường tại biên giới các tỉnh: An Giang, Long An. Theo đó, lực lượng chức năng đã phối hợp thảo luận, nhận diện, xử lý kịp thời các hoạt động buôn lậu đường trên các địa bàn. Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo các lực lượng xây dựng chuyên đề chống buôn lậu đường.