【soi kèo coventry】Vị đắng cà phê chồn!

Cà phê chồn vài chục triệu đồng/kg

Trong khi đó,ịđắngcàphêchồsoi kèo coventry theo ông Nguyễn Quốc Minh - chủ trang trại cà phê chồn duy nhất ở Đà Lạt (vừa nuôi chồn vừa sản xuất cà phê) - thì giá 1kg cà phê chồn hiện nay được bán ngay tại nơi sản xuất không dưới 20 triệu đồng.



Cách nay 7 năm, ông Minh bỏ tiền tỉ ra để mua một vườn cà phê rộng 2,4ha tại Trại Hầm (phường 10, Đà Lạt) đang trồng cà phê giống moka (một dòng của cà phê arabica được xem là “cà phê số một thế giới”) để cải tạo (thay đổi kỹ thuật canh tác để tạo sản phẩm sạch) và nuôi chồn tại chỗ để sản xuất cà phê chồn. Đến nay, trong chuồng của trang trại cà phê chồn của ông Minh cũng chỉ có vỏn vẹn 120 con chồn được nuôi.

Theo tính toán của ông Minh, với số lượng chồn hiện có, mỗi năm trang trại cà phê chồn Trại Hầm của ông cũng chỉ cung cấp cho thị trường không quá 250kg cà phê mang thương hiệu “cà phê chồn”.

Tính ở phạm vi rộng hơn là cả Tây Nguyên, ước số lượng chồn được chăn nuôi cho mục đích kinh doanh cà phê cũng không quá 10.000 con; tính mỗi ngày một con chồn thải ra 200gram phân nhân cà phê và mỗi năm chồn chỉ “sản xuất” từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau (khoảng 4 tháng trong năm) thì tổng sản lượng cà phê chồn được đưa ra thị trường cũng không quá nhiều để có thể “kéo” giá thành mỗi kg từ vài chục triệu đồng xuống còn vài trăm ngàn đồng, thậm chí chỉ vài chục nghìn đồng, như hiện nay.

Hiện tại, sản phẩm cà phê Weasel của Trung Nguyên được xem là đắt nhất Việt Nam có giá lên đến 64 triệu đồng/kg. Sở dĩ giá cao đến vậy là vì sản phẩm này được làm từ phân chồn tự nhiên. Thấp hơn là cà phê chồn Trại Hầm - 20 triệu đồng/kg, vì được làm từ chồn nuôi nhốt. Hoặc như với một số thương hiệu cà phê chồn khác ở Tây Nguyên, giá mỗi kg cũng nằm ở mức trên dưới 15 triệu đồng.

Cà phê chồn vài chục ngàn đồng/kg ở đâu ra?

Những ngày cận tết này, thị trường cà phê chồn ở Đà Lạt trở nên hết sức sôi động bởi thứ thức uống “đắt nhất thế giới” bỗng... giá rẻ bất ngờ! Dạo quanh một vòng chợ Đà Lạt hoặc một vòng tại các điểm du lịch trên địa bàn Đà Lạt, du khách dễ dàng tiếp cận với rất nhiều loại “cà phê chồn” được bao bì và đóng nhãn mác rất “chuyên nghiệp” và nếu hỏi mua thì dễ dàng được chủ hàng kinh doanh đồng ý với mức giá chỉ từ vài chục nghìn đồng đến trên dưới 200.000 đồng/kg.

Theo một số người sành cà phê, khi uống thứ cà phê gọi là “chồn” này thì vẫn thấy “hương vị cà phê chồn nhưng không rõ là chồn thiệt hay chồn... giả”. Một số người thông thạo thị trường thì cho rằng đó là thứ cà phê Đà Lạt pha “hương vị cà phê chồn” - thứ hương vị mua từ nước ngoài một cách khá dễ dàng. Trong khi đó, các chủ quầy hàng kinh doanh đều khẳng định đó là “cà phê chồn 100%”(?).

Sau nhãn hiệu cà phê Di Linh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận, hiện Lâm Đồng đang tiếp tục xây dựng 2 nhãn hiệu cà phê cho thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương: Cà phê chè Đà Lạt và cà phê arabica Lạc Dương (thực ra, “cà phê chè” là tên gọi khác của cà phê arabica với hai dòng chính là cà phê catimo và cà phê moka).

Điều đáng quan tâm, nhờ được trồng ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển nên cà phê arabica (cà phê chè) của Đà Lạt và Lạc Dương được cho là thứ thức uống (cà phê) ngon nhất thế giới hiện nay. Thêm nữa, không chỉ tạo sản phẩm cà phê “ngon nhất thế giới” mà Đà Lạt hiện đang tiến thêm một bước là tạo sản phẩm cà phê chồn từ hai giống cà phê catimo và moka.

Như vậy, đẳng cấp của cà phê chồn Đà Lạt đang dần được khẳng định ở mức vượt trội hơn nhiều so với cà phê chồn cùng loại của một vài quốc gia sản xuất được cà phê chồn như Indonesia, Philippin, Trung Quốc... (các nước có cầy (chồn) vòi đốm sinh sống).

Như vậy, đã đến lúc cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng vào cuộc để giải tỏa ngay nạn tầm thường hóa thương hiệu cà phê chồn của quốc gia, hẹp hơn là thương hiệu cà phê chồn Đà Lạt!

Theo NLD