Cơ hội,ướngdịchchuyểnsảnxuấtsangViệtNamvẫnsẽtiếptụhạng 2 italia thách thức của bất động sản công nghiệp Việt Nam trong 2020 | |
Nhà đầu tư ngoại tìm kiếm cơ hội tại thị trường BĐS công nghiệp | |
EVFTA ngày càng thu hút sự quan tâm đến BĐS công nghiệp Việt Nam |
Giá thuê đất KCN vẫn tăng cả ở miền Bắc và miền Nam do nhu cầu thuê đất ngày càng lớn khi các nước đang dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam.. |
Công ty JLL dẫn dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy, lượng hàng hóa Hoa Kỳ NK từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa NK từ Trung Quốc.
Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của COVID-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.
"Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn”, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nhận định.
Theo báo cáo quý I/2020 của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc. Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhà xưởng xây sẵn, lựa chọn yêu thích của các DNNVV vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4-5 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.
Trong khi đó, tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 20 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ.
Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TPHCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.
Theo JLL, dịch Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các DN trong lương lai.