【ti le keo hom nay】Cơ hội từ “chíp hóa” thẻ thanh toán nội địa
Tiền đề cho thanh toán không dùng tiền mặt | |
Đến thời thanh toán không dùng tiền mặt | |
Cuối 2020,ơhộitừchíphóathẻthanhtoánnộiđịti le keo hom nay phấn đấu chuyển đổi xong sang thẻ chíp |
Cách phân biệt thẻ thanh toán nội địa từ và thẻ chíp. Ảnh: Internet |
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong quý I/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018). Hiện Việt Nam có 48 ngân hàng phát hành thẻ nội địa với số lượng khoảng 76 triệu thẻ, hơn 261.000 máy POS và 18.600 máy ATM.
Theo kế hoạch của NHNN, đến cuối năm 2019, các ngân hàng thương mại thực hiện chuyển đổi ít nhất 30% số lượng thẻ từ nội địa, 35% số lượng ATM và 50% số lượng POS hiện có sang công nghệ chip tiếp xúc và không tiếp xúc. Chậm nhất tới cuối năm 2021, toàn bộ thẻ từ nội địa đang lưu hành của tổ chức phát hành thẻ tuân thủ tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa.
Nói về ưu điểm của thẻ chíp thì thẻ chip nội địa đáp ứng đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về an toàn, bảo mật theo Tiêu chuẩn quốc tế EMV, hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ. Đặc biệt, việc sử dụng thanh toán bằng thẻ chip nội địa với công nghệ không tiếp xúc cho các giao dịch giá trị nhỏ sẽ mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng khi chỉ cần thực hiện một thao tác chạm thẻ vào máy POS là có thể hoàn thành giao dịch.
Theo thống kê ở một số thị trường, tỷ lệ giao dịch bị giả mạo đã giảm mạnh khi chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip do không phải nhập mã PIN nên không lo lộ thông tin khi thực hiện giao dịch. Hơn nữa, thanh toán bằng thẻ chip chỉ mất vài giây nên rất phù hợp với những khoản thanh toán nhỏ… Vì thế, các ngân hàng phát hành sẽ quy định ngưỡng giá trị thanh toán không cần xác thực khách hàng dành cho các giao dịch giá trị nhỏ.
Có thể thấy, việc “chíp hóa” thẻ thanh toán nội địa với những tính năng và tiện ích vượt trội như trên chắc chắn sẽ gia tăng số lượng người dùng thẻ, gia tăng lượng giao dịch, góp phần thúc đẩy tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân của Chính phủ và NHNN.
Nhưng để thực hiện thành công việc chuyển đổi này, các ngân hàng và công ty trung gian thanh toán phải có những thay đổi, đổi mới về công nghệ, tăng tính hiện đại và độ bảo mật cho khách hàng.
Bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Napas cho biết, Napas đã sẵn sàng nguồn lực về nhân sự và công nghệ để hỗ trợ các ngân hàng còn lại thực hiện việc nâng cấp hệ thống phát hành, thanh toán thẻ chip nội địa. Napas cũng đang nghiên cứu việc hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để cùng với các ngân hàng Việt Nam phát hành ra thị trường thẻ đồng thương hiệu (co-badge) giữa thẻ chip nội địa và thẻ chip quốc tế, cho phép khách hàng sở hữu chiếc thẻ này sử dụng thuận tiện cả trong nước và nước ngoài.
Mới đây, việc chuyển đổi này đã được 7 ngân hàng thương mại đồng loạt triển khai. Các ngân hàng này đều cam kết việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip nội địa sẽ không ảnh hưởng tới giao dịch của khách hàng.
Tuy nhiên, phát sinh chi phí chuyển đổi cũng là một vấn đề với các ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng có số lượng thẻ lớn; nhưng các ngân hàng cho biết sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi phí chuyển đổi đặc biệt cho các chủ thẻ hiện tại, xem xét việc thu phí phát hành thẻ mới theo từng giai đoạn. Phía Napas cũng hỗ trợ bằng việc triển khai chính sách giảm phí dịch vụ chuyển mạch lên đến 80% (tùy theo loại giao dịch) cho các ngân hàng hoàn thành các điều kiện kỹ thuật để chuyển đổi thẻ từ sang theo tiêu chuẩn thẻ chip nội địa từ 1/5/2019.