Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 27/8: Tạm giữ 41.500 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc nghi nhập lậu Xuất khẩu gặp khó |
TheôngThươngquagócnhìnbáochíngàyXuấtkhẩugặpkhóvìlạmpháttoàncầtỷ lệ bóng đá namo phản ánh của tờ Lao động: “Xuất khẩu gặp khó vì lạm phát toàn cầu”. Bài báo cho biết, tình hình lạm phát trên thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành gỗ, ngành dệt may, da giày… khiến đơn hàng xuất khẩu những ngành này của Việt Nam giảm sút nghiêm trọng.
Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jeans thông tin, doanh nghiệp dệt may, da giày sớm đánh mất niềm vui tăng trưởng những tháng đầu năm khi dự báo thị trường quý III, quý IV/2022 đột ngột xấu đi.
Nhiều doanh nghiệp đang rất lo lắng việc đồng EURO giảm giá so với USD đã làm người tiêu dùng châu Âu càng thắt chặt chi tiêu hơn. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì nhu cầu nhập hàng yếu đi sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Phía Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cũng cho biết, hiện nguồn nhiên vật liệu và chi phí logistics tăng cao khiến giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp bị đẩy theo.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da, giày, túi xách tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các đơn hàng đã ký từ cuối năm 2021.
Xuất khẩu dệt may được dự báo đối diện với nhiều thách thức |
TờĐầu tư có bài:“Chất lượng xuất khẩu chưa đạt như mong muốn”.Theo bài báo, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao và rất tích cực, nhưng đằng sau đó vẫn tiềm ẩn yếu tố chưa bền vững. Xuất khẩu mới tăng trưởng mạnh về số lượng, song chất lượng chưa theo kịp, giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp. So với các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Indonesia, giá trị gia tăng của Việt Nam thấp hơn nhiều.
Hiện 86% tỷ trọng xuất khẩu từ công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp là chính. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản thì xuất thô còn nhiều, chế biến sâu vẫn hạn chế.
Điểm hạn chế lớn thứ 2 khiến xuất khẩu chưa bền vững là phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 3/4 xuất khẩu, còn lại là doanh nghiệp nội. Ngay trong lĩnh vực dệt may, da giày, trên 60% đóng góp bởi khối doanh nghiệp ngoại; lĩnh vực điện tử, máy tính, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm gần 100%.
Những con số này để thấy, xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào khối ngoại, dù thành tích xuất khẩu cực lớn. Ngay cả xuất siêu cũng do doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước nhập siêu rất lớn. Rõ ràng, chất lượng xuất khẩu chưa đạt như mong muốn.
Trong khi đó, tờKinh tế đô thị phản ánh:“Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đối mặt với nhiều rào cản mới”.
Bài báo thông tin, chính sách “zero Covid” và các quy định về nhập khẩu nông sản của chính phủ Trung Quốc khiến việc xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường này càng khó khăn hơn.
Nhận định rõ những khó khăn, thách thức từ thị trường nhập khẩu Trung Quốc trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại, tăng khả năng kết nối phục vụ lưu thông hàng hóa cho sản xuất, xuất khẩu, giảm chi phí logistics.
Song song với đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các tỉnh biên giới trong việc triển khai phương án nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản có tính chất thời vụ.
Liên quan đến vấn đề phòng vệ thương mại, tờ VnEconomy đưa thông tin: “12 nhóm hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan có nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại”.
Bài báo dẫn báo cáo điều tra hàng hóa uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc) năm 2022 chủ yếu đề cập tới hàng nhập khẩu từ các đối tác gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain (một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư), Hà Lan và Hoa Kỳ.
Trong danh sách nhóm các mặt hàng nhập khẩu được coi là uy hiếp thị trường nội địa Đài Loan (Trung Quốc) có 12 nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Trên cơ sở thông tin từ Thương vụ Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm như thép, clinker, xơ sợi và một số mặt hàng nêu trên rà soát lại các hoạt động sản xuất, xuất khẩu sang Đài Loan - Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường để kịp thời xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp cần thiết.