【ty le keo bong da truc tiep】Chiếc áo phao cứu khỏi thảm họa
Vụ chìm 2 thuyền du lịch chở 20 người trên sông Son (Bố Trạch,ếcophaocứukhỏithảmhọty le keo bong da truc tiep Quảng Bình) đã không trở thành thảm họa như các vụ chìm đò khác từng xảy ra. Họ đã thoát khỏi thảm họa nhờ chiếc áo phao nhỏ bé.
Sự việc diễn ra vào chiều 18-5 khi 2 thuyền chở khách này bị lốc xoáy kèm theo mưa đá. Tiếp xúc với PV Báo SGGP, các nạn nhân kể như rơi vào trận cuồng phong và nghĩ đến điều xấu nhất có thể xảy ra lúc tàu bị lốc giật chìm. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Trang, thành viên trong đoàn đã reo lên: “Chúng tôi sống sót nhờ chiếc áo phao, nhờ sự giúp sức của những người dân địa phương lao ra cứu hộ, nhờ sự nghiêm chỉnh thực hiện quy định mang áo phao của các chủ thuyền”. Còn chị Phạm Thị Lan nhớ lại: “Lúc đó ai cũng hoảng loạn, nhất là cánh phụ nữ, cứ với tay siết vào nhau, trì vào nhau, nếu không có áo phao chắc chắn sẽ chìm hết”.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng nhìn nhận nếu không trang bị áo phao trên các thuyền, chủ thuyền không kiên quyết buộc du khách phải mặc áo phao thì thảm họa chắc chắn xảy ra. Ông Tịnh cũng cho biết thêm, thanh tra giao thông thuộc sở GTVT mỗi tháng xuống kiểm tra quy cách áo phao, chiếc nào không đảm bảo, kiên quyết buộc chủ thuyền phải mua thay, nếu không thay không được chở khách.
Bà Hoàng Thị Lý, chủ một thuyền chở khách tham quan trên sông Son xác nhận, nhờ thanh tra giao thông, CSGT cương quyết, trung tâm du lịch Phong Nha tuyên truyền mỗi ngày, nên chủ thuyền áp dụng mặc áo phao đối với du khách trở nên nề nếp. Nhưng để có được sự đả thông đó cũng mất nhiều thời gian thuyết phục du khách. Ông Hoàng Vân Quyết, một chủ đò, cho biết ban đầu khách khó chịu vì đi chơi mà phải mang chiếc áo phao cảm thấy vô duyên, nhưng sau đó chủ thuyền cứ dần dà thuyết phục, lúc đầu nói du khách thương tình, nếu có người nào trên thuyền không mặc áo phao thì bị phạt nặng, trừ tiền, không bố trí chở khách đến lượt, khách người ta thương tình khiên cưỡng mặc vào.
Nói về vụ chìm thuyền, ông Quyết đã cùng người dân cứu sống toàn bộ đoàn khách, chỉ duy nhất một cụ bà không may qua đời dù có mang áo phao, ông Quyết cho rằng có lẽ do tuổi già nên hoảng loạn mà ngừng thở. Ông Quyết nói thêm, nếu du khách không mang áo phao, chủ 2 thuyền khó thoát khỏi lưới pháp luật, án tù. Còn thảm họa diễn ra thì mất người đau thương vì không mang áo phao, bao nhiêu gia đình mất người thân, chính quyền địa phương khênh nhau ra kiểm điểm kỷ luật cán bộ, trách nhiệm người này, trách nhiệm người kia rồi hình ảnh du lịch di sản cũng bị mất đi, công ăn việc làm của hàng vạn dân trong vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng. May là chiếc áo phao đã cứu thoát mọi thứ, thảm họa đã không diễn ra.
Từ đây nhìn rộng ra toàn quốc, nhiều khu du lịch sông nước chưa biến việc mang áo phao cho du khách trở thành chuyện bắt buộc để tránh tai nạn xảy ra. Vào tháng 2-2018, Bộ VH-TT-DL yêu cầu đặc biệt chú trọng đến phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi tham gia hoạt động lễ hội diễn ra trên sông nước, đi đò vào chùa Hương, trang bị áo phao cứu sinh và yêu cầu du khách mặc áo phao khi ngồi trên đò. Thế nhưng nhiều bài báo phản ánh, tại khu du lịch chùa Hương, du khách cùng chủ đò chưa tuân thủ nghiêm việc mặc áo phao cứu sinh. Và không chỉ địa chỉ du lịch này, nhiều nơi khác có du lịch sông nước vẫn đang bỏ ngỏ việc mặc áo phao.
Đã đến lúc, Chính phủ cần tổng rà soát các khu du lịch cả nước, các bến đò ngang, đò dọc về việc áp dụng áo phao cứu sinh nhằm không để một thảm họa nào có thể xảy ra, bởi bài học từ vụ chìm 2 thuyền chở 20 du khách trên sông Son là bài học cụ thể, điển hình, trực quan về chiếc áo phao bé nhỏ đã cứu thoát nhiều bên khỏi thảm họa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cần siết mạnh việc mang áo phao khi đi thuyền để xóa đi những bất trắc vì chủ quan.
Nhiều du khách, người dân thấy vướng víu, không chịu mặt, nhưng những chiếc áo phao thế này thật sự là “bùa hộ mệnh” khi đi trên sông nước. Ảnh minh họa
Theo MINH PHONG – SGGP Online