【kqbd mxc】Cử tri mong mỏi có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá

VHO - Sáng 29.5,ửtrimongmỏicóChươngtrìnhmụctiêuquốcgiavềpháttriểnvănhoákqbd mxc Quốc hội tiến hành phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch phát triển những tháng đầu năm 2024.

Cử tri mong mỏi có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - ảnh 1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận

Đây cũng là phiên thảo luận về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Phát biểu tại phiên thảo luận, hầu hết các ý kiến đều thống nhất với báo cáo của Chính phủ và đánh giá, dù năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đồng hành của Quốc hội, sự cố gắng, nỗ lực, điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều khởi sắc, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các đại biểu cũng góp ý các nội dung cụ thể liên quan đến nhiều lĩnh vực. Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cho biết, ông thống nhất cao với báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024.

Đại biểu tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, mặc dù năm 2023 còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng trong đó điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang chuyển mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và có những đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng.

Cử tri mong mỏi có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - ảnh 2
Đại biểu Nguyễn Văn Huy phát biểu tại phiên thảo luận

Quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, từng bước xây dựng hạ tầng cơ sở, đời sống văn hóa vùng nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực; văn hóa truyền thống tiếp tục được khai thác theo hướng phát huy giá trị tốt đẹp gắn với nhu cầu văn hóa của người dân.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy nhìn vào bức tranh toàn cảnh về văn hóa vùng nông thôn hiện nay vẫn còn những mảng màu tối, để lại không ít những băn khoăn. Đâu đó vẫn còn những biểu hiện “lệch chuẩn” về văn hóa. Tình trạng coi nhẹ văn hóa, coi văn hoá là cờ, đèn, kèn, trống; coi nhẹ văn hoá, đặt văn hóa thấp hơn kinh tế.

Hậu quả là trong khi đạt nhiều mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đời sống vượt trội so với trước đây nhưng ở một số nơi, trong một số trường hợp, đạo đức, văn hóa xã hội lại có biểu hiện xuống cấp. Bên cạnh những tấm gương đẹp, nhiều tấm lòng thiện nguyện đã có một số người ích kỷ, tham lam, sống thực dụng, trục lợi làm cho chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển. Lối sống thực dụng cực đoan như một thứ dịch bệnh có nguy cơ lan rộng trong xã hội, nhất là lớp trẻ.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy cũng chỉ rõ những biến đổi của văn hóa nông thôn về sự thay đổi diện mạo không gian, cảnh quan làng xã, nhiều không gian thuộc về di sản, di tích lịch sử văn hóa, không gian sinh hoạt cộng đồng bị thu hẹp; các ngôi nhà cao tầng đóng kín cửa trong đó nhiều khi bị chi phối bởi những luồng tư tưởng xấu độc.

Cử tri mong mỏi có Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá - ảnh 3
Quốc hội tiến hành phiên thảo luận về kinh tế - xã hội

Nhiều vùng nông thôn đã không còn cảnh chan hoà, tình làng nghĩa xóm mà "cổng làng thì mở nhưng cửa nhà nào cũng đóng", đời sống của người dân khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng xấu độc, những hình ảnh ấy khiến cho bức tranh làng quê giảm đi phần tươi sáng.

Để góp phần tiếp tục thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới nói chung, hoàn thiện các tiêu chí về văn hóa trong xây dựng nông thôn mới nói riêng; cụ thể hóa quan điểm: Xây dựng nông thôn có “đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc”, đại biểu Nguyễn Văn Huy kiến nghị Quốc hội giao cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng các dự án luật trực tiếp liên quan đến văn hóa cũng như các dự án luật chuyên ngành khác có liên quan.

Đối với phát triển văn hóa, đại biểu Nguyễn Văn Huy cho rằng những khó khăn về nguồn lực đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp phát triển văn hóa; nhiều di sản, di tích văn hóa – lịch sử bị mai một, xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Đại biểu kiến nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn rà soát để quy định cụ thể hơn nữa; chuẩn hóa rõ hơn về nông thôn mới, nhất là các tiêu chí liên quan đến văn hóa theo hướng hài hòa giữa những yêu cầu của thực tế đời sống với bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy cũng nhấn mạnh sau Hội nghị Văn hoá toàn quốc, cử tri và nhân dân cả nước mong mỏi sẽ có Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, để tạo bước cho phát triển văn hoá, để bảo tồn phát huy những nét đẹp về văn hoá ở các địa phương và bảo tồn được văn hoá ở những vùng nông thôn mới, để mỗi địa phương không mất đi bản sắc riêng trong cơn lốc của cơ chế thị trường, để người xa quê mong mỏi được về quê và khách phương xa lại mong muốn được đến để khám phá những nét văn hoá đặc sắc của mỗi vùng quê.

Nêu dẫn chứng thuyết phục về sự thành công nhân dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Điện Biên cũng như làm sáng rõ hơn các giá trị về văn hoá, lịch sử của vùng đất này, đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) mong rằng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá sẽ được phân bổ đủ vốn để giúp các địa phương bảo tồn, phát huy, gìn giữ các giá trị của văn hoá, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.