Thêu tranh chữ thập luôn đòi hỏi rất nhiều sự cẩn thận,ướngdẫnthêutranhchữthậpnhanhnhấtmàvẫnđềuđẹsportmole tỉ mỉ trong từng mũi kim. Nếu muốn cố gằng hoàn thành bức tranh nhanh hơn, rất có thể mũi kim sẽ không đều và bức tranh lên hình bị nhăn nhúm, thiếu tính thẩm mĩ. Vì vậy, thực sự rất khó để có thể thêu tranh vừa nhanh mà lại vừa đều và đẹp. Dù vậy, những mẹo nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ giúp chị em phần nào 'tăng tốc' hơn trong quá trình hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình.
Thêu liên tiếp hình dấu sắc hoặc dấu huyền
Do là hình chữ thập nên bạn chú ý thêu dấu sắc hoặc dấu huyền đồng nhất, cùng một hướng. Điều này sẽ giúp bức tranh theu chu thap đều nhau và đẹp hơn... Ngoài ra, đối với nhiều bức tranh có nước, mây, trời thì chỉ nên thêu nửa mũi chữ thập để tạo mờ cho đúng với màu của khung cảnh. Còn với bức tranh hoa mà có nhị hoa, bạn có thể quấn chỉ chứ không nên thêu dấu nhân, như vậy nhị hoa sẽ đẹp, nổi hơn.
Căng khung thật phẳng
Việc căng khung phẳng sẽ giúp chị em thêu tranh chữ thập nhanh hơn. Ảnh minh họa
Căng khung phẳng giúp bạn đưa mũi kim nhanh hơn, các mũi X X X cũng đều tăm tắp hơn.
Chấm trước khi thêu
Dùng bút chuyên dụng chấm trước các mũi định thêu, với các mảng to thì kẻ vạch, sau đó chỉ việc thêu theo các chỗ đã chấm sẵn, không cần nhìn vào Chart thêu nữa. Cách này vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp chị em đỡ mỏi mắt, đau đầu vì phải liên tục nhìn vào Chart thêu.
Nhiều người vẫn cho rằng đây là kỹ thuật thêu tranh chữ thập đã quá quen thuộc. Nhưng thực sự có rất nhiều chị em chưa hề nghe nói đến chấm và thậm chí cả kẻ vải là gì, mà thường thêu theo cách thêu từ tâm tranh đi ra, cứ thế lần mò cho đến khi hoàn thành bức tranh.
Thêu bằng cả hai tay
Chị em có thể để khung thêu ngang ngực và tay trái hoạt động ở mặt trên của tranh, tay phải hoạt động ở mặt dưới của tranh. Tay phải chọc kim từ dưới lên trên, còn tay trái dùng kéo kim lên vào chọc kim lại xuống dưới. Cứ như vậy sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi chỉ dùng một tay.
Tuy nhiên, với nhiều người, do khi bắt đầu đã quen với các thêu một tay nên rất khó để có thể đổi sang thêu hai tay. Vì vậy nếu bạn là người mới tập thêu, chị em hãy chú ý làm quen ngay với thêu hai tay.
Để chỉ khỏi xoắn
Trong lúc thêu, có thể đôi khi chị em sẽ rất bực mình vì chỉ dễ xoắn vào nhau và rất khó để gỡ ra. Hơn nữa, khi chỉ xoắn thì lớp mặt vải thêu sẽ không được che phủ hết, làm cho bức tranh mất độ mịn và bóng.
Để chỉ khỏi xoắn, lúc rút sợi chỉ ra từ con chỉ, chị em không nên rút một lần nhiều sợi, mà nên rút từng sợi chỉ ra lần lượt, sau đó cầm trên tay theo chiều chỉ thẳng đứng, sợi chỉ sẽ tự động xoay xoay ra ngược với chiều đã bị xoắn trước đó. Sau đó mới chập lại để thêu. Mặc dù nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất công đoạn này tốn rất ít thời gian nếu chị em đã quen tay. Hơn nữa, sau khi làm các bước này, sợi chỉ khi thêu sẽ không còn bị xoắn vào nhau, giúp chị em tiết kiệm được thời gian thêu và chỉ che được hết mặt vải, lên tranh đều và đẹp hơn.
Ngoài ra, nhiều chị em cũng áp dụng cách bôi sáp lên chỉ để không bị xoắn, nhưng thực chất cách này không đem lại nhiều tác dụng, đặc biệt là những người hay thêu chỉ ba, chỉ tư, do sợi chỉ quá dày.
Chị em cũng cần lưu ý, khi thêu gần tới điểm cuối hoặc hết chỉ, chị em nên ước lượng sao cho có đủ chỉ để thắt nút ở mặt sau của miếng vải. Cách thắt nút chỉ đẹp là không tạo độ ghồ ghề cho bức tranh đó là luồn chỉ cuối qua 3 - 4 mũi thêu ở mặt trái để chỉ được giữ chặt hơn.
Huyền Minh (tổng hợp)
Xác lập kỷ lục 'Bức tranh vân tay lớn nhất Việt Nam'