Ngành điện sắp hết thời tự tung,ắphếtthờiđộcquyềntựtungtựtáxem keo bd nha cai tự tác?
Trong khi đó, một số mặt hàng khác như vàng, tiền… Nhà nước vẫn nắm giữ độc quyền trong hoạt động thương mại.
Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại.
Điểm mới của bản dự thảo lần này là với những mặt hàng trước đây Nhà nước nắm giữ độc quyền 100%, như đối với ngành điện, thì tới đây sẽ dần được cởi bỏ.
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định, trong lĩnh vực điện tới đây Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ thế độc quyền đối với vận hành thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh và Hệ thống điện quốc gia các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gồm cả khâu truyền tải, điều độ và vận hành hệ thống điện quốc gia.
Hiện cả 3 khâu phát điện, truyền tải và phân phối điện vẫn nằm trong tay EVN. Nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước "nắm" độc quyền mới được ban hành thì đồng nghĩa, EVN sẽ bị thu hẹp lại thế độc quyền, "tự tung tự tác" của mình lâu nay.
Trong khi đó, một số lĩnh vực, mặt hàng như vàng, tiền sẽ được Nhà nước “siết” chặt hơn bằng cơ chế độc quyền cả khâu sản xuất, xuất khẩu đối với vàng miếng, vàng nguyên liệu và tiền in, tiền đúc….
Bộ Công Thương cho biết, danh mục hàng hóa độc quyền thương mại được đưa ra dự trên cơ sở rà soát, phù hợp với quá trình tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục này có thể được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.
Nguyên tắc lựa chọn danh mục là độc quyền Nhà nước chỉ thực hiện trong lĩnh vực cần thiết mà doanh nghiệp tư nhân hay các thành phần kinh tế khác không muốn, không có khả năng tham gia.
Đặc biệt, việc thực hiện độc quyền Nhà nước phải đảm bảo không biến thành độc quyền doanh nghiệp, thu hẹp các lĩnh vực độc quyền Nhà nước, xoá bỏ bao cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp. Hoạt động độc quyền Nhà nước cũng vẫn phải tuân thủ theo pháp luật về doanh nghiệp, về cạnh tranh.
Các hoạt động độc quyền Nhà nước trong thương mại dịch vụ, hàng hoá phải đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai.
Đáng chú ý, trong bản danh mục 16 loại hàng hóa, dịch vụ Nhà nước nắm giữ thế độc quyền không nhắc tới những mặt hàng thiết yếu có tác động lớn tới đời sống người dân như xăng dầu, than, thép…. Điều này cũng đồng nghĩa, tới đây các mặt hàng này sẽ được “cởi trói” và DNNN sẽ không còn giữ thế độc quyền đối với những mặt hàng trên.