【bang xep hang bỉ】Cần tiếp tục có giải pháp hỗ trợ lao động yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
Lo ăn không đủ,ầntiếptụccógiảipháphỗtrợlaođộngyếuthếbịảnhhưởngbởidịbang xep hang bỉ quê không dám về
Căn phòng nhỏ chưa tới 30m2 trong xóm trọ lụp xụp ở chân phía Nam cầu Thăng Long, Hà Nội, là nơi mà vợ chồng chị Nguyễn Thị Thường (Sơn Tây, Hà Nội) sống cùng cậu con trai. Chị Thường là công nhân may, nhưng từ ngày có dịch, công việc của chị bị gián đoạn, tới giữa tháng 8 thì phải tạm hoãn hợp đồng lao động do công ty không còn việc. Thu nhập của hai vợ chồng chị gộp lại khoảng 10 triệu đồng/tháng, nhưng hiện tại vợ mất việc, chồng giảm lương, cả nhà 3 miệng ăn chỉ trông chờ vào 4 triệu đồng từ thu nhập ít ỏi của người chồng.
"Mấy ngày nay để xoay sở lo cho con, tôi chạy chợ, bán buôn thêm mấy mớ rau, con cá để có tiền lo ăn uống từng ngày. Tiền lương ít ỏi của chồng thì để trả tiền nhà trọ, mua sữa cho con" - chị Thường chia sẻ.
Lần đầu tiên sau 10 năm đi làm công nhân, chị Thường mất việc mà chưa biết bao giờ có lại được việc làm. Hiện tại chị cũng đã tất tả xin việc nhưng chưa thấy nơi nào tuyển dụng.
Cạnh phòng trọ của chị Thường là gia đình chị Nguyễn Thị Thuận (quê ở Nghệ An). Căn phòng cũng đơn sơ, ngoài tấm phản trải chiếu làm giường, cái tủ vải, cái bếp ga ra, không còn gì khác. Chị Thuận cho biết, cuộc sống ở trọ của vợ chồng chị nay đây may đó nên cũng chẳng muốn sắm sửa nhiều. Tiền thì cũng không có dư để mua sắm. Hai vợ chồng cưới nhau 3 năm, mãi mới có con. Thế nhưng vì khó khăn, giờ đây hai vợ chồng phải gửi con về quê để làm ăn.
May mắn hơn chị Thường là chị Thuận còn một công việc để làm, dù thu nhập có giảm. Chị dự định nếu công ty có việc làm ổn định sẽ xin đi làm tăng ca để có thêm đồng ra đồng vào, sớm được đón con lên ở cùng rồi cho đi học.
Chị Thuận tâm sự: "Nghe nói năm nay công việc sẽ mỗi lúc một khó khăn, thế nên dù việc có ít, lương có giảm thì tôi vẫn phải cố gắng gắn bó với công ty. Tôi biết nếu giờ thất nghiệp, những lao động phổ thông như chúng tôi sẽ rất khó để có thể tìm kiếm một công việc mới".
Chính bởi nỗi lo mất việc mà vợ chồng chị càng phải sống tằn tiện, chắt bóp. Cả tháng hai vợ chồng ăn uống kham khổ, tiết kiệm. Tính ra, mỗi tháng hai vợ chồng chi 1,5 triệu đồng tiền mua đồ ăn, 1,5 triệu đồng tiền nhà trọ, điện nước, thêm khoản chi tiêu lặt vặt nữa thì cả tháng tiêu khoảng 5 triệu đồng. Số tiền tích lũy còn lại được gửi về quê để nhờ bà ngoại chăm con, tiết kiệm một chút để nếu có thất nghiệp thì có cái mà ăn.
"Dù nhớ con lắm nhưng vì nhà xa nên mỗi tháng vợ chồng tôi chỉ về nhà 1 lần. Về quê tiền tàu xe tốn kém, lại còn phải quà cáp nữa" - giọng chị Thuận buồn buồn chia sẻ.
Lao động thất nghiệp sẽ còn tăng mạnh vào cuối năm
Gần 8 tháng vừa qua, Việt Nam đã hứng chịu hậu quả nặng nề từ 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng trong quý I và quý II/2020, đã có 31 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Trong đó, ảnh hưởng đến thu nhập chiếm đến gần 60%. Có tới 1,2 triệu lao động ra khỏi thị trường lao động. Trong số này lao động nữ đang là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về việc làm bởi tác động của dịch. Riêng quý II vừa qua, lao động nữ trong độ tuổi giảm 4,9% so với quý trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Lần đầu tiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua. Do diễn biến khó lường và phức tạp của dịch bệnh nên mất việc thời điểm này đồng nghĩa hành trình tìm việc sẽ là những chặng dài ít khả quan của hàng triệu công nhân, lao động phổ thông.
Bà Nguyễn Lan Hương - chuyên gia về lao động việc làm cho rằng, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất. Tới đây, nếu dịch bệnh không được kiểm soát, dự báo con số lao động bị thất nghiệp có thể lên tới hàng chục triệu người. Số bị tác động mạnh nhất đương nhiên sẽ là lao động phổ thông, lao động di cư từ vùng quê nghèo ra thành thị.
Trước thực trạng đó, theo bà Hương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tiếp tục các giải pháp hỗ trợ lao động yếu thế. Một mặt tăng cường giải pháp hỗ trợ trực tiếp với lao động không được bảo vệ bởi mạng lưới an sinh xã hội (lao động phi chính thức); đẩy mạnh thực hiện chi trả bảo hiểm thất nghiệp với nhóm lao động mất việc có tham gia bảo hiểm xã hội; tăng cường tái đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc...
"Tuy nhiên, cần phải linh hoạt trong cách thức thực hiện hỗ trợ. Đặc biệt, sớm thực hiện ngay việc tái đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động, vì chỉ có công việc mới tạo ra cuộc sống ổn định cho người lao động. Muốn vậy, cần triển khai ngay việc cập nhật dữ liệu lao động, từ đó chủ động trong việc hỗ trợ, can thiệp" - bà Hương nói.
Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cho biết, Bộ đã xây dựng các kịch bản để ứng phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra do dịch Covid -19. Trong trường hợp số lao động thất nghiệp tăng lên ồ ạt thì sẽ đẩy mạnh việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp và có thể tiếp tục đề xuất thực hiện gói hỗ trợ dành cho lao động, doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động.
Hiện bộ này cũng đang đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid -19./.
Bùi Tư