您现在的位置是:Empire777 > Cúp C2
【nhan định bóng đá hôm nay】Sửa Luật Giá: Gắn trách nhiệm bình ổn giá với từng ngành, lĩnh vực
Empire7772025-01-10 16:25:12【Cúp C2】2人已围观
简介Sửa Luật Giá: Sửa đổi danh mục hàng hoá, bảo đảm linh hoạt trong quản lýSửa Luật Giá: Đảm bảo không nhan định bóng đá hôm nay
Sửa Luật Giá: Sửa đổi danh mục hàng hoá,ửaLuậtGiáGắntráchnhiệmbìnhổngiávớitừngngànhlĩnhvựnhan định bóng đá hôm nay bảo đảm linh hoạt trong quản lý | |
Sửa Luật Giá: Đảm bảo không còn độ "vênh" trong định giá hàng hoá, dịch vụ | |
Sửa Luật Giá: Đưa vai trò pháp lý của Luật lên cao nhất trong lĩnh vực giá | |
Đã đến lúc cần sửa Luật Giá |
Các biện pháp để thực hiện bình ổn giá vẫn còn chưa mang tính thực tế cao. Ảnh: Thu Dịu |
Điều chỉnh danh mục mặt hàng còn phức tạp
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, danh mục thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 Luật Giá gồm 11 hàng hóa, dịch vụ.
Các trường hợp thực hiện bình ổn giá cũng được quy định tại Điều 16 của Luật.
Thực tiễn công tác triển khai biện pháp bình ổn giá còn có nhiều bất cập. Như phạm vi thực hiện biện pháp chưa thật sự rõ ràng khiến cho cơ quan quản lý khó khăn trong việc quyết định triển khai.
Cả 2 tiêu chí được nêu tại Luật là khi giá hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường hoặc khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội đều là các chỉ tiêu khó lượng hóa, gây khó khăn khi quyết định thế nào là giá biến động bất thường hoặc có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội để triển khai. Bộ Tài chính chỉ ra, thực tiễn biện pháp bình ổn giá mới chỉ được triển khai một lần đối với giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và một lần thí điểm đối với giá bốc dỡ container.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, hiện nay, việc điều chỉnh danh mục mặt hàng còn phức tạp, khó đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần triển khai ngay đối với một biện pháp điều tiết có tính thời điểm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Giá, trong trường hợp cần thiết điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, việc giải trình để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định sẽ mất một khoảng thời gian khá dài theo quy định; trong khi đó việc thực hiện bình ổn giá phải mang tính chất tức thời, trong thời điểm hàng hóa dịch vụ có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội, ảnh hưởng lợi ích của các tổ chức cá nhân, mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát,…
Trong thực tế thì khi có phát sinh mặt hàng có biến động lớn, ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung và kinh tế, xã hội cần phải có biện pháp bình ổn giá nhưng không thực hiện được vì không nằm trong danh mục (ví dụ như mặt hàng thịt lợn thời gian qua).
Vì vậy, việc đặt thẩm quyền quyết định danh mục cụ thể cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Luật cũng như việc quy định điều kiện để đưa mặt hàng nào đó vào thực hiện bình ổn giá vẫn còn thiếu sự linh hoạt, kịp thời.
Điều này cũng tương tự với chính sách về định giá khi Chính phủ thiếu cơ chế pháp lý để thực hiện ngay công tác điều hành trong các trường hợp cần thiết. Do vậy, qua hơn 8 năm thực hiện, chính sách này vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các biện pháp để thực hiện bình ổn giá vẫn còn chưa mang tính thực tế cao, biện pháp bình ổn giá trong thực tế từ khi Luật Giá ra đời đến nay rất khó thực thi; do đó khi lựa chọn phương pháp thực hiện vẫn còn gây nhiều khó khăn.
Đối với việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương, mặc dù tại Luật cũng như các văn bản dưới Luật có quy định về quyền, trách nhiệm và các trường hợp thực hiện bình ổn giá tại địa phương theo thẩm quyền của UBND, tuy nhiên lại ràng buộc, khi Chính phủ triển khai bình ổn giá thì các địa phương mới thực hiện theo chủ trương chung và hướng dẫn của Bộ Tài chính và các bộ, ngành, làm giảm tính linh hoạt trong thực hiện chính sách bình ổn giá ở các địa phương. Đặc biệt là những vấn đề có tính cục bộ tại địa phương, khi xảy ra các trường hợp đặc biệt, khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh chỉ phát sinh trên các địa bàn nhất định.
Giao thẩm quyền cụ thể
Để giải quyết những bất cập về công tác bình ổn giá tại Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính đang thực hiện xây dựng dự thảo Luật Giá (sửa đổi) với mục tiêu khắc phục tồn tại, hạn chế; tăng cường công tác tổ chức thực hiện theo hướng linh hoạt, gắn trách nhiệm bình ổn giá với trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực; tạo công cụ pháp lý đầy đủ, hiệu quả cho công tác kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ cho công tác quản lý, điều hành giá.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính đã xây dựng các giải pháp.
Thứ nhất là chỉ thực hiện rà soát, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hiện nay tại Luật cho phù hợp với thực tiễn, đưa các mặt hàng cần thiết được đánh giá trong thời gian gần đây vào danh mục.
Thứ hai là sửa đổi, bổ sung quy định về bình ổn giá. Cụ thể, không quy định danh mục cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá vào trong Luật; củng cố các quy định về trường hợp áp dụng biện pháp để tránh sự lạm dụng không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo tính cấp thiết trong triển khai.
Đồng thời giao thẩm quyền quy định danh mục cụ thể cho Chính phủ quyết định thay vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định hiện hành. Chính phủ sẽ quyết định hàng hóa, dịch vụ được đưa vào thực hiện bình ổn giá và quyết định biện pháp thực hiện bình ổn trong một thời gian nhất định căn cứ vào tình hình thực tế. Trong trường hợp cụ thể, căn cứ theo nguyên tắc được quy định tại Luật để đánh giá đề xuất đưa hàng hóa, dịch vụ vào danh mục mặt hàng thực hiện bình ổn giá.
Ngoài ra cũng giao thẩm quyền cho địa phương thực hiện bình ổn giá trên phạm vi địa bàn của mình trong trường hợp khẩn cấp tương tự với quy định về bình ổn giá tại trung ương. Việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương cần tuân thủ quy trình xin ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thực hiện bình ổn giá trên địa bàn.
Thứ ba là sửa đổi toàn diện vấn đề và danh mục bình ổn giá theo hướng bỏ các quy định về danh mục cụ thể đối với biện pháp bình ổn giá; theo đó, biện pháp bình ổn giá có thể áp dụng đối với bất cứ mặt hàng nào. Tuy nhiên, cần củng cố các nguyên tắc áp dụng theo hướng quy định chặt chẽ các trường hợp áp dụng khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh… Trong trường hợp cụ thể và căn cứ theo nguyên tắc đã được quy định tại Luật, Chính phủ sẽ quyết định loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn và biện pháp bình ổn trong một khoảng thời gian cụ thể.
Với ba giải pháp này, mỗi biện pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế hiện nay đồng thời thông qua kinh nghiệm thực thi Luật Giá. Bộ Tài chính đề nghị sửa theo hướng giải pháp thứ hai.
Bởi lẽ khi sử dụng biện pháp bình ổn giá thao giải pháp thứ hai một cách có hiệu quả về cả mặt phương pháp và phương thức thực hiện sẽ góp phần kiểm soát mặt bằng giá, tạo niềm tin của người dân và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên thị trường.
Đối với công tác thực thi, Bộ Tài chính cho rằng, các quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình, phương pháp lựa chọn cụ thể khi xây dựng sẽ tạo điều kiện cho công tác thực hiện từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả thực thi và đáp ứng tính cấp thiết của việc thực hiện bình ổn giá.
很赞哦!(8784)
相关文章
- Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- Khi tín đồ làm đẹp yêu thích sản phẩm thân thiện với môi trường
- Nhà mini thu gom pin đã qua sử dụng ở Hà Nội
- Phú Yên kiên quyết xóa các điểm nóng về rác thải nhựa
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Chương trình 'đổi sách lấy cây' tiếp nhận gần 13 tấn sách, giấy
- Đẩy mạnh dự án 'Cánh rừng Net Zero', Vinamilk khoanh nuôi tái sinh 25ha rừng ngập mặn Cà Mau
- Phú Quốc hướng tới thành phố đảo không rác thải nhựa
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Thay đổi nhận thức, bắt nhịp tiêu dùng xanh
热门文章
站长推荐
Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
Khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng
Nhà mini thu gom pin đã qua sử dụng ở Hà Nội
Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn
17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
Để có mô hình trang trại sinh thái, trung hòa carbon, Vinamilk chuẩn bị thế nào?
TS Võ Trí Thành: Kinh tế tuần hoàn là vấn đề sống còn của nhân loại
Phân loại rác tại nguồn ở Hải Phòng: Hàng loạt đơn vị chung tay
友情链接
- Venezuela có Hoa hậu Hoàn vũ mới
- Mở rộng thí điểm đổi bằng lái xe cấp độ 4 tại 12 tỉnh, thành
- Hàng Tết Canh Tý: Phong phú chủng loại, đặc sản "lên ngôi"
- Bị chồng cũ đánh, diễn viên Hoàng Yến lên tiếng: 'Anh ta là kẻ côn đồ hung hãn'
- Honda Việt Nam triển khai chương trình “Mua HR
- Những nhóm cổ phiếu đáng quan tâm năm 2017
- Nam rapper Trung Quốc bị bỏng nặng sau vụ cháy nhà
- Thaco dẫn đầu doanh số ô tô tháng 2/2020
- Bệnh viện dã chiến Tân Bình "giành giật" sự sống cho nhiều bệnh nhân Covid
- Thị trường ô tô nhấn ga tăng tốc