【club leon vs tigres uanl】Cần ủng hộ mô hình điện khí sạch quy mô lớn

Cất cánh nhờ năng lượng tái tạo

Nằm ở dải đất phía Nam của miền Trung,ầnủnghộmôhìnhđiệnkhísạchquymôlớclub leon vs tigres uanl Ninh Thuận có cả biển, đồng bằng và miền núi. Trước đây, do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, giao thông chưa đồng bộ, cộng đồng doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, nền nông nghiệp, công nghiệp còn manh mún cộng thêm những vướng mắc về cơ chế nên kinh tế - xã hội của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn so với các tỉnh bạn.

Không chịu ngậm ngùi và an phận, các lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận với tinh thần trách nhiệm, đổi mới đã cùng ngồi lại với nhau, thảo luận đưa ra định hướng chiến lược để biến vùng đất chỉ có “nắng và gió” – một thời được coi là rào cản - thành “lợi thế”, xây dựng tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Cần ủng hộ mô hình điện khí sạch quy mô lớn
Các dự án điện năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận đã phát huy hiệu quả

Ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, thời gian qua Ninh Thuận đã quyết liệt triển khai những giải pháp đồng bộ. Trong đó tập trung cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nhờ đó đã thu hút được hàng trăm dự án lớn, trong đó có nhiều dự án về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (NLTT).

Đặc biệt, các dự án NLTT đi vào hoạt động đã và sẽ góp phần đáng kể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung và của tỉnh nói riêng; tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút nguồn vốn FDI, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh; góp phần tạo tăng trưởng ngành Công nghiệp cũng như các lĩnh vực khác.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, trong năm 2020, dù gặp nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid - 19 và thiên tai nhưng tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 12,17 %, là một trong 3 tỉnh có mức tăng trưởng cao nhất năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 25.760 tỷ đồng, tăng 14,5 % so năm 2019; GRDP bình quân đầu người đạt 60,7 triệu đồng, tăng gấp 2,2 lần so 2015; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt gần 4.300 tỷ đồng…Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, đạt 16.972 tỷ đồng, tăng 22,55 % so cùng kỳ.

Có thể khẳng định, với định hướng đúng đắn, khát vọng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đồng thuận của nhân dân cùng với sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp nền kinh tế - xã hội của Ninh Thuận có bước chuyển ấn tượng, tạo diện mạo mới, động lực mới cho Ninh Thuận tự tin đi lên, hoà nhập cùng đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập toàn cầu.

Cần ủng hộ mô hình điện khí sạch quy mô lớn
Quy hoạch tổ hợp khu điện khí Cà Ná tại huyện Thuận Nam, Ninh Thuận

Đến kỳ vọng điện khí sạch

Không chỉ dừng lại ở các dự án điện năng lượng tái tạo, với quyết tâm đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng của cả nước trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ninh Thuận đã lập, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quy hoạch điện lực VII dự án Trung tâm Điện lực Cà Ná với quy mô công suất 6.000 MW, đi cùng với đó là hệ thống hạ tầng, logistics đồng bộ như kho - cảng khí LNG từ 5-8 triệu tấn/năm; cảng nhập khí LNG đến 267.000 m3 và hệ thống đường dây, trạm biến áp 500kV…

Ông Đạo Văn Rớt – Phó Giám đốc Sở Công Thương Ninh Thuận cho biết, dự án điện khí LNG Cà Ná đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện VII với quy mô giai đoạn 1 là 1.500 MW.

Hiện, UBND tỉnh Ninh Thuận đang chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh thủ tục mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực về tài chính, kinh nghiệm tham gia đấu thầu thực hiện dự án giai đoạn 1 theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi đấu thầu thành công, sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo, phấn đấu đến Quý III/2021 khởi công, đưa vào vận hành vào Quý II/2024, về đích sớm hơn chỉ đạo và mong muốn của Thủ tướng Chính phủ là đưa dự án vào hoạt động năm 2025-2026.

Chia sẻ về quá trình triển khai dự án, ông Trương Xuân Vỹ - Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam cho biết, khi dự án được triển khai sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương cũng như cả nước, nhất là trong bối cảnh đất nước vẫn có nguy cơ thiếu điện.

Cụ thể, về kinh tế, dự án sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, đóng góp nguồn thu ngân sách lớn cho huyện và tỉnh. Về xã hội, dự án sẽ tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương từ khi triển khai đến quá trình vận hành nhà máy sau này. Bên cạnh đó, điện khí là nguồn điện sạch, thân thiện với môi trường phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận và cả nước.

Trong thời gian qua, chúng tôi cũng đã phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh để thông tin, tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức; tham vấn người dân địa phương và đã đạt được sự đồng thuận cao của nhân dân. Huyện cũng đã chuẩn bị sẵn sàng vị trí cho dự án giai đoạn 1 và sẽ tiến hành các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư.

“Về phía huyện, chúng tôi cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện dự án để sớm hoàn thành, đưa vào hoạt động như kế hoạch đề ra” – ông Trương Xuân Vỹ nhấn mạnh.

Cần ủng hộ mô hình điện khí sạch quy mô lớn
Một tổ hợp điện khí (Ảnh minh hoạ)

Cần ủng hộ mô hình điện khí quy mô lớn

Theo tính toán của các cơ quan chức năng, giai đọan 2021-2030, để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng kinh tế, mỗi năm Việt Nam cần đầu tư và đưa vào vận hành khoảng 4.000-5.000 MW nguồn điện, đi kèm với đó là hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ, đặc biệt trong bối cảnh nguồn thuỷ điện lớn đã khai thác hết, nguồn nhiên liệu than đang dần cạn kiệt phải nhập khẩu, điện hạt nhân đã dừng, điện dầu giá quá cao…thì phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện khí LNG là một chủ trương đúng đắn và cấp thiết.

Nhìn từ bài học kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo quá nóng thời gian qua, một số ý kiến cho rằng, nhà nước cần xem xét, tính toán về quy hoạch điện khí để tránh tình trạng các địa phương đua nhau theo “phong trào”, dẫn đến lãng phí, không hiệu quả.

Về vấn đề này, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận khẳng định, chủ trương phát triển điện sạch, trong đó có điện khí đã được tỉnh đề xuất từ sớm trên cơ sở những tiềm năng lợi thế của tỉnh và khu vực và không làm theo phong trào.

Theo nhiều chuyên gia, việc quy hoạch phát triển trung tâm điện khí quy mô lớn, hiện đại sẽ góp phần giảm chi phí đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, giám sát; vận chuyển khí; thuận tiện cho truyền tải, điều độ, an toàn hệ thống điện, ổn định, cân bằng nguồn điện cho các dự án điện gió, điện mặt trời…từ đó giảm giá thành sản phẩm, giảm áp lực về tài chính cho ngành điện cũng như áp lực tăng giá điện về lâu dài so với các dự án đơn lẻ; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo động lực cho địa phương và cả khu vực phát triển kinh tế và nhiều lợi ích khác về môi trường, xã hội mang tính bền vững. Do vậy, cần ủng hộ những mô hình điện khí quy mô lớn như ở Cà Ná.