【kqbd tbn cup】Siết chặt công tác quản lý dịch bệnh

Trong điều kiện Hậu Giang vừa khống chế thành công ổ bệnh cúm gia cầm H5N1,ếtchặtcngtcquảnldịchbệkqbd tbn cup hiện công tác quản lý dịch bệnh trên toàn tỉnh càng được siết chặt. Đối với những đàn vịt chạy đồng di trú cũng được kiểm soát kỹ càng hơn.

Lực lượng thú y các địa phương đang đẩy mạnh công tác quản lý vịt chạy đồng.

Đẩy lùi dịch bệnh H5N1

Theo ngành chăn nuôi và thú y thị xã Long Mỹ, tính từ ngày phát hiện ổ bệnh cúm gia cầm H5N1 ở khu vực chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, đến nay đã qua 21 ngày, không có trường hợp gia cầm chết, tiêu hủy do nhiễm bệnh. Hàng loạt giải pháp khống chế ổ dịch được áp dụng đồng bộ như liên tục tiêu độc khử trùng, tiêm vét, tiêm phòng bổ sung cho gia cầm hết hạn miễn dịch trên toàn xã... Mặc dù vẫn còn cảnh giác cao với cúm gia cầm H5N1, nhưng hiện người dân trên địa bàn xã Long Trị A đã an tâm hơn khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Bà Huỳnh Thị Lài, ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Bây giờ dịch bệnh đã được khống chế xong, tôi và bà con trong xóm thấy mừng. Chứ lúc trước tết nghe tin phát hiện ổ bệnh ở xã mình, người nuôi gà, vịt ai cũng lo lắng. Bây giờ, việc chăn nuôi của bà con đã trở lại bình thường, nhưng chắc từ đây người nuôi gia cầm đã lường được những rủi ro mà có nhiều giải pháp phòng bệnh chủ động hơn”.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, trước tình hình Hậu Giang vừa xảy ra ổ dịch cúm gia cầm H5N1, đơn vị đã trực tiếp đến các địa phương có đàn gia cầm cao như huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp… để kiểm tra công tác phòng bệnh. Nhất là khẩn trương rà soát lại đàn gia cầm hết hạn miễn dịch để tiêm phòng bổ sung. Đồng thời, nhắc nhở lực lượng thú y cơ sở lưu ý người dân ngoài công tác tiêm phòng cần giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi thông thoáng, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh…

Siết chặt quản lý vịt chạy đồng

Đây được xem là nhiệm vụ được ngành thú y các địa phương  thực hiện thường xuyên. Hiện đã bước vào thời điểm thu hoạch vụ lúa Đông xuân 2016-2017, lúc này những đàn vịt từ tỉnh khác cũng kéo về để tìm nguồn thức ăn, do vậy để hạn chế nguy cơ xảy ra dịch bệnh, công tác rà soát, quản lý vịt chạy đồng càng được siết chặt. Thông tin từ ngành chuyên môn, để một đàn vịt chạy đồng vào tỉnh và lưu trú cần phải có sổ chăn nuôi vịt chạy đồng, giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy đăng ký xuất tỉnh và một số loại giấy tờ cần thiết khác... Tuy nhiên, đối với nhiều hộ chăn nuôi thì các thủ tục trên đã trở thành những loại giấy tờ “bất ly thân” khi cho đàn di chuyển.      

Bà Lê Thị Bé Bảy, ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, vừa đưa đàn vịt hơn 4.000 con đến địa phận xã Vị Trung, huyện Vị Thủy để tìm đồng. Do gắn bó với nghề này nhiều năm nên trước khi đưa đàn đến các tỉnh khác bà Bảy đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để được lưu trú hợp pháp mà không lo cơ quan chức năng nhắc nhở. “Cái nghề này ăn theo mùa vụ nên phải di chuyển liên tục. Bởi vậy, vụ nào tôi cũng chuẩn bị đủ thủ tục vì mình biết đến đâu cũng bị thú y nơi đó kiểm tra. Từ sổ chăn nuôi vịt chạy đồng, giấy xuất tỉnh, giấy tiêm phòng… tôi đều mang theo và cất cẩn thận. Với tôi, gia cầm có tiêm phòng là quan trọng nhất, vì lỡ xảy ra rủi ro thì coi như mình mất trắng tài sản, chưa kể chuyện đổ nợ”, bà Bảy bộc bạch.

Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho biết: “Lực lượng thú y cơ sở ở các huyện, thị xã, thành phố đang tập rà soát lại số lượng đàn thủy cầm từ nơi khác đến và kiểm tra công tác tiêm phòng ở những đàn này. Đối với đàn đã hết hạn miễn dịch, chúng tôi sẽ yêu cầu trở về địa phương tiêm phòng, còn đối với đàn hồi hương hết hạn miễn dịch sẽ tiến hành tiêm bổ sung. Người chăn nuôi cũng lưu ý là khi gia cầm, thủy cầm có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho lực lượng thú y cơ sở. Cần kết hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ thì hiệu quả miễn dịch mới được phát huy cao nhất”.

Bài, ảnh: N.H