【lịch thi đấu bóng đá đêm nay và rạng sáng mai】Năm 2014: Chi 45.500 tỷ đồng cho khám, chữa bệnh BHYT
BHXH Việt Nam cũng cho biết, hiện cả nước có trên 20.000 tỷ đồng kết dư, lũy kế từ quỹ BHYT các năm trước. Số tiền này sẽ đưa vào quỹ dự phòng.
Trước ý kiến cho rằng việc thực hiện Luật BHYT sửa đổi sẽ làm giảm quyền lợi của người tham gia BHYT, ông Phan Văn Toàn - Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, theo Luật BHYT mới, quyền lợi của người khám chữa bệnh trái tuyến ngoại trú có giảm, song nhìn tổng thể thì quyền lợi của người có BHYT nói chung được tăng lên, cả về mức hưởng và phạm vi đối tượng được hưởng đều tăng.
“Theo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có khá nhiều chính sách thay đổi có lợi hơn cho người nghèo, dân tộc thiểu số như không phải đồng chi trả 5% như trước; người nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh nội trú khi đi khám chữa bệnh, kể cả vượt tuyến, trái tuyến” - một cán bộ BHXH Việt Nam cho biết thêm.
Luật BHYT sửa đổi quy định, trường hợp bệnh nhân tự nguyện đi khám chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến ngoại trú sẽ không được thanh toán. Nhưng với bệnh nhân nội trú, dù đi khám chữa bệnh vượt tuyến ở tuyến tỉnh hay trung ương, mức được hưởng BHYT đều tăng lên (60% tuyến tỉnh, trước 50% và 40% tuyến trung ương so với 30% trước đây).
Trong trường hợp người bệnh tự yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để đảm bảo quyền lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh của người bệnh và cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh không đúng tuyến. Điều này cho thấy, Luật BHYT sửa đổi rất quan tâm đến quyền lợi của người bệnh./.
Nhật Minh