【tin tức bóng đá ngoại hạng anh】Những thương hiệu đình đám phai màu trong bức tranh bán lẻ Việt Nam
Những thương hiệu đình đám phai màu trong bức tranh bán lẻ Việt Nam
Những thương hiệu siêu thị, trung tâm phân phối lớn của khu vực và trên thế giới một thời thu hút sự chú ý của người tiêu dùng như Metro Cash & Carry, Auchan, Cora, Giant, Big C,... đã và đang dần biến mất khỏi Việt Nam qua việc thay đổi chủ sở hữu hoặc không thể bám trụ được ở thị trường đầy tiềm năng nhưng cạnh tranh khốc liệt này.
Những cuộc "thay tên đổi họ" rầm rộ
Từ ngày 1/3 vừa qua, các siêu thị Big Cnằm ở các tòa chung cư như Big C An Phú, Thảo Điền và Âu Cơ chính thức được đổi tên thành Tops Market. Đại diện Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam, chủ sở hữu hệ thống Big C Việt Nam, cho biết đây là chiến lược tái định vị thương hiệu của họ.
Và dự kiến 4 siêu thị Big C tại Hà Nội (The Garden, Hà Đông, Nguyễn Xiển, Lê Trọng Tấn) cũng sẽ hoàn tất việc chuyển đổi, nâng cấp thành Tops Market vào quí III năm nay.
Trước đó, từ cuối năm 2020 và đầu tháng 1/2021, các đại siêu thị Big C nằm trong trung tâm thương mại ở Nha Trang (Khánh Hòa), Dĩ An (Bình Dương), Cần Thơ, Hạ Long (Quảng Ninh) và Vĩnh Phúc đã được đổi tên thành đại siêu thị GO!.
Năm qua, Central Retailcũng xây dựng mới các siêu thị GO! tại các TTTM ở Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Trà Vinh, Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Quảng Ngãi.
"Dự kiến trong năm 2021, một số đại siêu thị Big C khác cũng sẽ lần lượt tái định vị và đổi tên thành đại siêu thị GO!", đại diện Central Retail Việt Nam cho biết.
Dự kiến, trong năm 2021, một số Đại siêu thị Big C khác cũng sẽ lần lượt tái định vị và đổi tên thành Đại siêu thị GO!, dần mang đến hình ảnh một chuỗi hệ thống đại siêu thị khác biệt, mới mẻ, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần vào sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là vì sao thương hiệu siêu thị Big C nổi tiếng vốn quen thuộc với nhiều bà nội trợ ở nhiều tỉnh thành trong nhiều năm qua nhưng sao giờ đây nhà bán lẻ đến từ Thái Lan này lại đổi thành thương hiệu khác?
Đáng chú ý, để thâu tóm được chuỗi bán lẻ Big C Việt Nam từ tập đoàn Casino (Pháp) cách đây hơn 5 năm, Central Group đã phải "đấu" với hàng chục nhà bán lẻ lớn khác ở trong nước và trên thế giới với số tiền mua lại "khủng" lên đến hơn 1 tỷ USD cũng vì một phần thương hiệu Big C trở thành điểm mua sắm quen ở nhiều tỉnh thành.
Khi đó chuỗi Big C với với 33 siêu thị và đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó, 2,8 triệu khách hàng thành viên là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào.
Theo chia sẻ hôm 2/3 của Central Retail, việc chuyển đổi thương hiệu Big C thành Tops Market và GO! là nhằm tái định vị thương hiệu với một diện mạo hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam, đi kèm với các cải tiến về không gian mua sắm. Và trên thực tế kế hoạch chia tay thương hiệu Big C của Central Group vốn đã được đề ra từ năm 2016, khi tập đoàn Thái Lan này mua lại hệ thống Big C tại Việt Nam từ tập đoàn Casino của Pháp.
Chia sẻ trên Bangkok Post vào tháng 6-2016, CEO Central Group Tos Chirathivat nói rằng tập đoàn muốn đổi tên hệ thống Big C tại Việt Nam từ 2017, dù theo thỏa thuận của thương vụ thì Central có quyền dùng thương hiệu Big C trong 10 năm.
Trên Tops Market cũng được xem là một thương hiệu bán lẻ lớn thuộc Tập đoàn Central Retail với hàng chục chi nhánh siêu thị tại Thái Lan. Tại Việt Nam, một fanpage trên Facebook với tên gọi Tops Market cũng đã chính thức hoạt động song song với fanpage Big C Việt Nam.
Như vậy sau hơn 20 năm gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu Big Cvốn được ví như "cô gái xinh đẹp" của giới đầu tư khi đó sẽ không còn hiện diện ở thị trường này nữa vào một thời gian không xa.
Không riêng Big C, mà trước đó chuỗi 19 trung tâm Cash & Carry trên cả nước của Tập đoàn bán lẻ Metro AG (Đức) đã có mặt ở Việt Nam trong 14 năm đã vào tay tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan với số tiền 655 triệu euro. Sau khoảng 1 năm về tay ông chủ người Thái, đầu năm 2017, hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam chính thức đổi tên thành MM Mega Market.
Đại diện MM Mega Market Việt Nam khi đó cho biết, doanh nghiệp sẽ có những thay đổi về mọi mặt từ việc cải thiện hình ảnh, bài trí các trung tâm, đến việc phát triển các sản phẩm mới và đẩy mạnh kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Việc đổi thương hiệu này cũng đánh dấu Cash & Carry, một thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu, biến mất khỏi thị trường Việt Nam từ năm 2017.
Ra đi vì chưa am hiểu thị trường
Trái ngược với câu chuyện các chuỗi phân phối dưới thương hiệu Big C hay Cash & Carry khiến nhiều nhà đầu tư phải tranh nhau mua lại, hoặc phải bỏ số tiền lớn lên đến hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD để được sở hữu, một số thương hiệu bán lẻ ngoại khác đã nhanh chóng rời thị trường nhằm cắt lỗ, nguyên nhân được cho là do không chịu được áp lực cạnh tranh, không nghiên cứu kỹ thị trường.
Còn nhớ vào giữa năm 2019, nhiều người tiêu dùng khá bất ngờ khi nghe thông tin nhà bán lẻ Saigon Co.opnhận chuyển giao tất cả các hoạt động của Auchan tại Việt Nam; bao gồm 15 cửa hàng hoạt động bán lẻ lẫn thương mại điện tử và hơn 200 nhân viên đang làm việc cho Auchan.
Nhiều câu hỏi liền đặt ra vì sao Saigon Co.op mua lại chuỗi bán lẻ đến từ Pháp này bởi trước đó Chủ tịch Tập đoàn Auchan Retail, ông Edgard Bonte cho biết đã quyết định bán toàn bộ siêu thị tại Việt Nam sau gần 5 năm có mặt, nhường thị trường cho nhà bán lẻ khác. Nguyên nhân chính là do thua lỗ liên tục tại thị trường 100 triệu dân.
Bước chân vào Việt Nam từ năm 2015, không giống nhiều chuỗi bán lẻ khác, Auchan chọn cách bắt tay với các tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu thị ngay chính tại chung cư của chủ đầu tư. Hệ thống siêu thị này từng lên kế hoạch đầu tư 500 triệu USD với tham vọng mở 300 siêu thị và cửa hàng tại nước ta.
Thế nhưng khi mới mở được 18 siêu thị tại Hà Nội, TP HCM và Tây Ninh thì Auchan đã rút khỏi thị trường. Đáng chú ý, tập đoàn bán lẻ nổi tiếng của Pháp từng nhiều lần thay đổi nhận diện thương hiệu từ S.Mart thành Simply và sau đó là Auchan nhưng vẫn không thay đổi được doanh thu, thậm chí còn rơi vào vòng thua lỗ và buộc phải bán đi.
Sau khi về tay Saigon Co.op, những cửa hàng Auchan tại TPHCM; Hà Nội và Tây Ninh được chọn lọc để khai trương lại với những thương hiệu bán lẻ của Saigon Co.op: Co.opmart, Co.opXtra hoặc Finelife. Và hơn 200.000 khách hàng thành viên của Auchan sau đó được chuyển đổi sang chương trình khách hàng thân thiết của Saigon Co.op.
Khi đề cập đến giá trị thương vụ này, đại diện Saigon Co.opcho biết đây là thương vụ nhận chuyển nhượng với nhiều nội dung khác nhau, trong đó giá trị chuyển nhượng chỉ là một phần của thoả thuận. Theo cam kết, hai bên sẽ không tiết lộ chi tiết chuyển nhượng.
Nhiều năm trước đây, nhà bán lẻ Dairy Farm đã từng đưa thương hiệu siêu thị Wellcome và Giant đến thị trường TP HCM nhưng rốt cuộc cả hai thương hiệu bán lẻ này cũng lặng lẽ rút khỏi thị trường.
Giant - hoạt động dưới hình thức siêu thị và đại siêu thị ở Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei - khi bước chân vào thị trường Việt Nam vào cuối năm 2011 đã đặt mặt bằng bán lẻ tại tầng hầm Cresent Mall (quận 7). Đến cuối năm 2019, thương hiệu này đã phải nhường sân cho chủ đầu tư khác, sau khi không thực hiện được mục tiêu hình thành một hệ thống bán hàng.
Một thương hiệu bán lẻ khác đến từ Singapore, chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop & Go do Công ty Cửa hiệu và Sức Sống quản lý, cũng thông báo rút khỏi thị trường, bán 87 cửa hàng với giá 1 USD cho doanh nghiệp Việt.
Đi vào hoạt động từ năm 2006, từng có thời điểm sở hữu mạng lưới lớn nhất Việt Nam với 100 cửa hàng, vượt qua những tên tuổi như Circle K hay Family Mart nhưng cuối cùng Shop & Go vẫn phải chuyển nhượng cho Vingroup.
Trước sức ép cạnh tranh với sự xuất hiện hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, tình hình kinh doanh của Shop & Go ngày càng đi xuống. Đáng chú ý năm 2016, hệ thống này lỗ gần 40 tỷ đồng. Tính từ năm 2016 cho đến khi sang nhượng chuỗi 87 cửa hàng còn lại của Shop & Go cho Vingroup (4/2019), bình quân mỗi tháng Shop & Go lỗ hàng trăm ngàn USD.
Thu hẹp sau những tháng ngày bành trướng
Parkson, thương hiệu bán lẻ với các trung tâm mua sắm cao cấp đến từ Malaysia, từng thành công rực rỡ và trở thành hiện tượng của thị trường bán lẻ thời trang ở Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua, người tiêu dùng ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng đã chứng kiến việc nhà bán lẻ này liên tiếp đóng cửa, thu hẹp các điểm bán hàng.
Gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2005 và liên tục mở rộng ra khắp các tỉnh thành với số lượng thời đỉnh điểm lên đến gần 10 trung tâm, Parkson từng được biết đến như là một thương hiệu trung tâm mua sắm sang trọng bậc nhất Sài Gòn.
Khi đó, các nhãn hàng thời trang và mỹ phẩm nước ngoài xem Parksonnhư là “nàng công chúa đẹp”, phải xếp hàng chờ được chọn vào kinh doanh với không ít điều kiện ràng buộc.
Nhờ tiếp cận thị trường sớm, Parkson đã có cơ hội phát triển nhanh đạt mười điểm bán ở các thành phố lớn, đáp ứng được nhu cầu quảng bá thương hiệu của một số nhãn hàng thời trang và mỹ phẩm nước ngoài lúc bấy giờ bắt đầu hướng vào thị trường Việt Nam.
Nhưng bắt đầu năm 2014, với sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ mới như Vincom, Aeon Mall, Crescent Mall, Takashimaya,...quy mô lớn, hiện đại hơn ra đời thu hút sự tham gia mạnh mẽ của nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước cũng như xu thế tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Kết quả kinh doanh của Parkson liên tục đi xuống, buộc nhà đầu tư Parkson phải tái cấu trúc lại.
Tại Hà Nội và Hải Phòng, Parkson đã đóng toàn bộ các trung tâm. Tại TPHCM, chuỗi này cũng liên tục đóng các TTTM ở Lê Đại Hành (quận 11), Parkson Paragon (quận 7), Parkson Cantavil (quận 2).
Parkson Retail Asia hiện chỉ còn 3 trung tâm thương mại ở TPHCM là Parkson Saigon Tourist Plaza (quận 1), Parkson Hùng Vương Plaza (quận 5) và Parkson CT Plaza (quận Tân Bình) hoạt động. Giới phân tích cho rằng trong bối cảnh hàng loạt các trung tâm thương mại lớn, hiện đại, quy mô ra đời với nhiều cải tiến, Parkson trở nên lạc hậu khi không chịu thay đổi, cải tiến. Sự ra đi hoặc thu hẹp điểm của ông lớn đến từ Malaysia này đã được đoán trước.
Trên thực tế, thị trường bán lẻ Việt Nam trước khi xảy ra đại dịch Covid-19luôn có mức tăng trưởng hai con số. Cụ thể từ năm 2019 trở về trước, thị trường tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10% và kết quả của năm sau luôn tăng cao hơn năm trước đó. Đáng chú ý, năm 2020 bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng thị trường bán lẻ vẫn đạt doanh số kỷ lục hơn 172 tỷ USD, tăng thêm hơn 11 tỷ USD so với năm 2019.
Được đánh giá là có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á hiện nay, nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam cũng là một sân chơi có tính cạnh tranh khốc liệt. Sẽ có thêm nhiều người chơi mới bước vào để khai thác và tìm kiếm lợi nhuận, và lẽ dĩ nhiên, sẽ có không ít gương mặt phải đi đến quyết định rút lui.