Chiều muộn ngày 12/2/2019 (mùng 8 tết Kỷ Hợi),àngnghìnngườiđổvềPhủTâyHồđilễdịpđầuxuâxem lại bóng đá hôm qua dòng người đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ mỗi lúc một đông, không ít người cũng tranh thủ thời gian sau khi hết giờ làm việc đến phủ cầu may.
Theo Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ, mở cửa từ ngày mùng 1 tết âm lịch, mỗi ngày phủ đón khoảng 10.000 lượt khách đi lễ, trong đó từ mùng 1 đến mùng 3 tết chủ yếu là khách tại Hà Nội, từ mùng 4 trở đi phủ đón thêm khách ở nhiều tỉnh thành trong cả nước đổ về.
Xác định lượng khách đổ về phủ sẽ tăng cao sau dịp Tết Nguyên đán, công tác đảm bảo trật tự an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội được Ban quản lý di tích phủ siết chặt. Ông Trương Tiến Hồi, Trưởng tiểu ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho biết, ban đã họp và phân công trách nhiệm đến từng bộ phận, túc trực thường xuyên, phối kết hợp cùng công an thành phố Hà Nội, công an quận Tây Hồ và phường Quảng An giữ gìn trật tự khu vực này.
Theo ông Hồi, thời gian cao điểm khách đi lễ đông tại phủ là từ ngày mùng 1 tết đến hết rằm tháng giêng. Do đó, để tránh kẻ xấu trà trộn vào dòng người đi lễ, năm nay công an thành phố Hà Nội ngày nào cũng được bố trí hai đội, mỗi đội 4 người túc trực, công an quận cũng sẽ có 2 đội. Riêng công an phường Quảng An sẽ được tăng cường quân số từ 20 – 30 người thường xuyên cắm chốt ở các điểm trước, trong phủ và bãi giữ xe.
Ông Hồi đánh giá, nhìn chung công tác đảm bảo an toàn trật tự lễ hội năm nay tại phủ ngày càng tốt hơn, bởi vì lực lượng đông hơn do được tăng cường thêm công an quận và thành phố.
Không chỉ chú trọng công tác đảm bảo an toàn lễ hội, hoạt động cấm đốt vàng mã cũng được ban quản lý siết mạnh.
Giỏ đựng hương bỏ lại của du khách trước khi vào lễ cũng được bố trí |
Trưởng tiểu ban quản lý di tích phủ khẳng định, các loại mã hình nhân thế mạng, voi thuyền, nhà cửa đều không được phép mang vào phủ. Bên cạnh đó, các hoạt động bói toán, mê tín dị đoan, xóc thẻ đến nay cũng không còn xuất hiện tại phủ.
Ban quản lý di tích phủ cũng bố trí khu vực riêng cho những khách đi lễ mặc đồ không phù hợp mượn áo quần trước khi vào lễ. |
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động lễ hội diễn ra lành mạnh, không gây phản cảm, mất mỹ quan, Ban quản lý di tích cũng tích cực ngăn chặn các hình ảnh ăn xin, cấm không cho vào bên trong phủ. Đối với những khách đi lễ ăn mặc phản cảm, mặc váy quá ngắn, phủ cũng bố trí một khu vực riêng cho khách mượn quần áo trước khi vào lễ bái.
Mặc dù vậy, với lượng khách đổ về phủ đông hơn nhiều lần so với những dịp khác trong năm, một bộ phận du khách chưa có ý thức vứt rác đúng nơi quy định nên vẫn tại phủ vẫn còn tình trạng rác thải được vứt bừa bãi.
Hoa tươi bị vứt bỏ chất đống sau khi lễ xong khiến các thùng rác tại phủ luôn trong tình trạng quá tải. |
Bài và ảnh: Mai Đan