');this.closest('table').remove();"> |
Tham gia quá nhiều cuộc họp đang làm giảm năng suất và chất lượng làm việc của nhân viên ở châu Á. Ảnh minh hoạ: Người Lao động |
Dereck Laney, “nhà truyền bá công nghệ” của Slack tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết, “thể hiện công việc” bao gồm dành nhiều thời gian cho các cuộc họp, nơi các nhóm trình bày thành tích nhiều hơn là đưa ra quyết định hoặc giải quyết các vấn đề.
Cuộc khảo sát cho thấy, 43% những người được hỏi là nhân viên từ Ấn Độ, 37% nhân viên Nhật Bản và 36% nhân viên từ Singapore cho biết họ dành nhiều thời gian hơn cho công việc như vậy. Tỷ lệ này có thể nói là cao hơn mức trung bình toàn cầu ở mức 32%.
Xếp cuối cùng trong bảng khảo sát là Hàn Quốc và Mỹ, với người lao động từ hai quốc gia này cho biết họ chỉ dành 28% thời gian để tỏ ra bận rộn.
“Lãng phí nỗ lực”
Theo chuyên gia Laney, việc nhân viên tập trung vào việc tỏ ra bận rộn “có khả năng bị ảnh hưởng” bởi cách các nhà lãnh đạo đo lường năng suất. Trong đó, các nhà lãnh đạo có nhiều khả năng đánh giá năng suất làm việc dựa trên hoạt động có thể nhìn thấy, thay vì tập trung vào việc đánh giá nhân viên khi đạt được kết quả. Sự mất kết nối này dẫn đến lãng phí nỗ lực khi nhân viên chỉ cố gắng thể hiện tốt trước mặt lãnh đạo của họ.
Theo báo cáo, trên toàn cầu, các số liệu về sự có mặt và hoạt động, chẳng hạn như số giờ Online, hoặc số lượng email được gởi đi, được xếp hạng là cách hàng đầu (chiếm 27%) mà các nhà lãnh đạo chọn sử dụng để đo lường năng suất làm việc của lao động.
Ngược lại, nhân viên có thể cảm thấy áp lực vì phải làm việc nhiều giờ hơn, trả lời email ngay lập tức hoặc tham gia mọi cuộc họp.
Đơn cử, 44% nhân viên Singapore – mức cao nhất toàn cầu – cho biết năng suất làm việc của họ bị ảnh hưởng do dành quá nhiều thời gian cho các cuộc họp và email.
Slack nhận thấy rằng 63% số người tham gia khảo sát nỗ lực duy trì trạng thái của họ trên mạng, ngay cả khi họ không làm việc.
Xếp hạng toàn cầu về phần trăm thời gian dành cho công việc thực tế bao gồm, Hàn Quốc (72%), Australia, Đức, Mỹ cùng 71%, Anh (70%), Pháp (69%), Nhật Bản (63%), Singapore (63%) và Ấn Độ chỉ 57%.
Bất chấp áp lực phải làm việc lâu hơn và rõ ràng hơn, hầu hết lao động khi tham gia khảo sát đều bày tỏ rằng họ mong muốn năng suất lao động của mình có thể được đo lường theo cách khác.
Thay vì thước đo hoạt động, những người lao động này muốn được đánh giá thống nhất thông qua các chỉ số hiệu suất chính, trò chuyện với các nhà quản lý và số giờ dành cho các loại công việc cụ thể.
Các công ty hoàn toàn có nhiều cơ hội khám phá những cách thức làm việc mới và khác biệt, chẳng hạn như áp dụng cách làm việc không đồng bộ, thay vì họp hành để tạo điều kiện công tác hiệu quả hơn tại nơi làm việc.
Nhân viên thích cách làm việc “không đồng bộ”
Theo đó, người lao động vẫn rất ủng hộ hình thức làm việc không đồng bộ, vốn phổ biến trong thời kỳ đại dịch do hình thức làm việc từ xa.
Bản báo cáo nhấn mạnh rằng, hơn một nửa số người được hỏi cho biết, cách tốt nhất để người sử dụng lao động hỗ trợ năng suất cho nhân viên là thông qua lịch trình linh hoạt, với 36% lựa chọn địa điểm linh hoạt. Nhận xét được đưa ra khi lợi ích của một nơi làm việc độc đáo và cải thiện không gian văn phòng hiện đang thấp, chỉ ở mức 32%.
Bên cạnh đó, sau khi trở lại làm việc tại văn phòng, người lao động coi việc “có ý thức cộng đồng” và động não để làm việc theo nhóm là hiệu quả hơn so với việc tham gia vào các nhiệm vụ có thể được thực hiện ở nhà.
Nghiên cứu mới nhất của Microsoft đã lặp lại quan điểm đó, khi đưa ra dẫn chứng rằng 84% nhân viên toàn cầu cho biết họ sẽ có động lực đến văn phòng nếu họ có thể giao lưu với đồng nghiệp, điều mà họ coi trọng hơn là một môi trường làm việc tốt.
Tính linh hoạt không chỉ là vị trí, mà còn là cách thức và thời điểm nhân viên làm việc. Điều đó có nghĩa là tuỳ vào công việc, với mỗi nhiệm vụ cụ thể sẽ có một môi trường làm việc tốt nhất để họ phát huy tốt năng lực và hoàn thành tốt công việc.